Chỉ định của chụp cộng hưởng từ khớp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Đặng Mạnh Cường - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm – chẩn đoán hình ảnh.

Chụp cộng hưởng từ khớp là một chỉ định cận lâm sàng được áp dụng trong một số bệnh lý cơ xương khớp nhằm khảo sát những bất thường về cấu trúc và đặc điểm của các khớp trong cơ thể người, điển hình là trường hợp thoái hóa khớp. Có rất nhiều chỉ định chụp cộng hưởng từ khớp như chụp cộng hưởng từ khớp gối hoặc chụp cộng hưởng từ khớp háng, tùy vào những bệnh cảnh khác nhau mà bệnh nhân sẽ được chỉ định cận lâm sàng phù hợp.

1. Chụp cộng hưởng từ khớp

MRI cơ xương khớp hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ khớp là một kỹ thuật cận lâm sàng đặc biệt, vận dụng những nguyên lý về sóng radio vào thực tế để góp phần chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý cơ xương khớp. Các nguyên lý về sóng radio có thể là hấp thụ, phóng thích... để đưa ra những hình ảnh cụ thể về cơ xương khớp của người bệnh. Khác với X quang cho những nhận định về xương thì chụp cộng hưởng từ khớp sẽ giúp nhận biết được những bất thường về tổ chức phần mềm quanh khu vực khớp được khảo sát như bao hoạt dịch, sụn, dây chằng, gân, cơ... Trên thực tế, rất nhiều bệnh lý liên quan đến tổn thương dây chằng, tổn thương sụn khớp hoặc thoái hóa khớp đã được phát hiện rất rõ qua hình ảnh chụp MRI cơ xương khớp. Một ưu điểm khác của phương pháp này đó là không sử dụng tia xạ nên khả năng nhiễm xạ cho người bệnh cũng như người thực hiện chụp là không thể xảy ra, vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe khi thực hiện kỹ thuật này. Chụp cộng hưởng từ khớp còn cho biết được hình ảnh không gian 3 chiều của khớp khảo sát, nhờ vậy có thể quan sát được những thương tổn phần mềm.

Chỉ định chụp MRI cơ xương khớp thường trong những trường hợp sau:

  • Bệnh lý thoái hóa khớp
  • Bệnh lý viêm tổ chức phần mềm quanh khớp như cơ, gân, dây chằng...

Chụp MRI cơ xương khớp giúp phát hiện những thương tổn phần mềm
Chụp MRI cơ xương khớp giúp phát hiện những thương tổn phần mềm

Ngược lại, chụp cộng hưởng từ khớp cũng có một số chống chỉ định đối với những bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng sau đây:

  • Người gắn một số thiết bị bên trong cơ thể như van tim giả, máy tạo nhịp tim...
  • Người đã từng thực hiện cấy ghép những nguyên liệu kim loại như máy trợ thính, kẹp mạch máu hay bị dính mảnh đạn bên trong cơ thể
  • Người bị béo phì
  • Người mắc phải hội chứng sợ buồng kín.

Chụp cộng hưởng từ khớp là một kỹ thuật cận lâm sàng tiến bộ và có hiệu quả hơn so với những kỹ thuật chụp chiếu khác, nhất là đối với những bệnh lý như:

  • U xương: khi chụp cộng hưởng từ khớp có thể biết được tình trạng xâm lấn của khối u vào tế bào xương, kích thước, vị trí và mức độ xâm lấn như thế nào từ đó có thể đánh giá trước phẫu thuật một cách chính xác nhất.
  • Chấn thương xương khớp: đánh giá thêm những tổn thương phần mềm mà phim X quang không thể khảo sát được.
  • Viêm xương: cho thấy được hình ảnh xơ hóa, tụ dịch, áp xe...
  • Chụp cộng hưởng từ khớp háng trong những bệnh lý hoại tử khớp, chấn thương, thoái hóa khớp háng.
  • Chụp cộng hưởng từ khớp gối thường được ứng dụng rất nhiều, đánh giá được những tổn thương sụn chêm, dây chằng, xương...
  • Chụp cộng hưởng từ khớp vai có thể phát hiện được những bệnh lý như sụn viền ổ vai, tổn thương cơ chóp xoay, gân, bao hoạt dịch, u, viêm khớp vai...

Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý quanh khớp vai
Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý quanh khớp vai

2. Chụp cộng hưởng từ khớp gối

đó có những bất thường mà siêu âm khớp gối hay chụp phim X quang sẽ không khảo sát được thì lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ khớp gối để làm rõ chẩn đoán bệnh.

Cụ thể hơn, chụp cộng hưởng từ khớp gối sẽ được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

  • Nghi ngờ có tổn thương phần mềm khớp gối như sụn hoặc dây chằng
  • Trên lâm sàng khám thấy có những dấu hiệu như cử sưng, đau, vận động khó khăn, yếu chi...
  • Bệnh nhân mắc phải tình trạng viêm nhiễm khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, viêm tủy xương...
  • Bệnh nhân bị chấn thương khớp gối dẫn đến rách dây chằng hoặc rách gân
  • Bệnh nhân có gãy xương nhưng chụp cắt lớp vi tính và chụp X quang không cho hình ảnh gãy xương rõ ràng
  • Bệnh nhân khi khám có cảm giác lỏng lẻo trong ổ khớp
  • Bệnh nhân có dấu hiệu của tràn dịch khớp gối

Một số hình ảnh có thể quan sát được khi chụp cộng hưởng từ khớp gối đó là:

  • Rách, thoái hóa sụn chêm thường có hình ảnh một hình tròn bên trong sụn chêm.
  • Nang sụn chêm
  • Sụn chêm có hình đĩa trong một số bệnh lý bẩm sinh về khớp
  • Sụn chêm ngấm vôi khi chụp cộng hưởng từ khớp gối sẽ cho dấu giảm tín hiệu chuỗi xung.
  • Gãy xương kín kèm theo tổn thương dây chằng và tổn thương sụn
  • Gãy xương dạng Segond kèm theo đứt dây chằng chéo trước ở mặt ngoài đùi, có thể có rách sụn chêm
  • Dập xương mâm chày ngoài kèm đứt dây chằng chéo trước
  • Đứt dây chằng thể hiện sự mất liên tục, co kéo, tăng tín hiệu

Chụp cộng hưởng từ khớp gối có thể quan sát được đứt dây chằng chéo sau
Chụp cộng hưởng từ khớp gối có thể quan sát được đứt dây chằng chéo sau
  • Sụn khớp có những bất thường như mềm, rách, khuyết không hoàn toàn hoặc khuyết hoàn toàn, bóc tách...
  • Viêm sụn xương bóc tách
  • Nhuyễn sụn xương bánh chè
  • Viêm gân bánh chè
  • Rách dây chằng bánh chè
  • Viêm bao hoạt dịch, viêm xương, viêm tủy xương.
  • Tràn dịch khớp gối
  • Lắng đọng một số chất bên trong khớp gối kèm theo phù phần mềm quanh khớp gối

Chụp cộng hưởng từ khớp là phương pháp chẩn đoán hình ảnh vô cùng hiện đại, có giá trị cao trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi điều trị bệnh lý cơ xương khớp hiện nay. Chụp cộng hưởng từ khớp hay MRI cơ xương khớp không dùng tia bức xạ nên cực kỳ an toàn cho cả người bệnh lẫn nhân viên y tế trong suốt thời gian thực hiện kỹ thuật này.

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình đảm bảo an toàn cộng hưởng từ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe