Chỉ định chụp Xquang hệ tiết niệu có bơm thuốc cản quang vào tĩnh mạch (chụp UIV)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ - Bác sĩ Chẩn Đoán Hình Ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chụp Xquang hệ tiết niệu có bơm thuốc cản quang tĩnh mạch là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp x-quang hệ tiết niệu có kết hợp tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch để giúp bác sĩ đánh giá thận, niệu quản và bàng quang của người bệnh.

1. Chỉ định chụp

Chụp thận thuốc tĩnh mạch là kỹ thuật sử dụng tia X kết hợp với thuốc cản quang để bác sĩ có thể nhìn hình ảnh giải phẫu của thận, bàng quang và niệu quản. Kỹ thuật này không được sử dụng thường xuyên, thay vào đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác ít tác dụng phụ hơn như chụp CT.

Bác sĩ có thể chỉ định chụp thận tĩnh mạch nếu người bệnh có các triệu chứng như có máu trong nước tiểu hoặc đau ở bên hông hoặc lưng dưới. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ phát hiện tắc nghẽn trong đường tiết niệu do:

Hình ảnh từ chụp thận có thuốc tĩnh mạch có thể cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin chi tiết để xây dựng phác đồ điều trị tắc nghẽn bằng thuốc. Nếu không, người bệnh có thể cần phẫu thuật.


Người bệnh sỏi thận được chỉ định chụp thận thuốc tĩnh mạch
Người bệnh sỏi thận được chỉ định chụp thận thuốc tĩnh mạch

2. Chống chỉ định

Người bệnh không được thực hiện chụp thận thuốc tĩnh mạch liều cao nếu:

  • Người bệnh có dị ứng với iốt hoặc thuốc cản quang.
  • Người bệnh có thai hoặc nghi ngờ mang thai do tia X có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người bệnh suy thận nặng.

3. Một số tác dụng phụ thường gặp

Người bệnh có thể cảm thấy đau nhói khi tiêm thuốc cản quang vào tay hoặc cánh tay. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy có cảm giác ngứa và đỏ ửng khi chất cản quang di chuyển khắp cơ thể, cảm thấy vị mặn hoặc mùi kim loại ở trong miệng, đau đầu hoặc cảm thấy buồn nôn. Những tác dụng phụ này diễn ra phổ biến và thường biến mất trong vòng vài phút. Nếu người bệnh có các bệnh lý về thận, thuốc cản quang có thể gây tổn thương thận nặng hơn.

Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể gặp phản ứng dị ứng. Tình trạng ngứa kéo dài hoặc nổi mề đay. Các tác dụng phụ này có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc.


Người bệnh có thể gặp tình trạng dị ứng chất cản quang
Người bệnh có thể gặp tình trạng dị ứng chất cản quang

4. Quá trình chụp diễn ra như thế nào?

Trước khi chụp x quang thận có thuốc tĩnh mạch

Trước khi chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch, cho bác sĩ sẽ hỏi và dặn người bệnh người bệnh:

  • Có dị ứng bất kỳ thứ gì không, đặc biệt là iốt?
  • Đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Trước đây có lần nào dị ứng với thuốc cản quang không?
  • Người bệnh có thể cần tránh ăn và uống trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiêm chất cản quang. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên bạn nên dùng thuốc nhuận tràng vào buổi tối trước ngày hôm qua đi chụp.

Tại cơ sở Y tế, một thành viên khác trong nhóm nhân viên Y tế tiến hành chụp sẽ:

  • Đặt lại một số câu hỏi về lịch sử y tế
  • Kiểm tra huyết áp, mạch và nhiệt độ cơ thể
  • Yêu cầu người bệnh cởi bỏ quần áo và thay áo choàng bệnh viện; tháo đồ trang sức, kính mắt và bất kỳ vật dụng có kim loại nào do có thể che khuất hình ảnh X quang
  • Thiết lập đường truyền tĩnh mạch ở tay để đưa thuốc cản quang vào trong cơ thể
  • Yêu cầu người bệnh đi tiểu tiện và đi cho đến khi nào bàng quang trống nước tiểu

Trong quá trình chụp x quang thận có thuốc tĩnh mạch liều cao

Đối với chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch, người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn khám. Máy X-quang thường được gắn vào một phần hoặc toàn bộ vào bảng. Bộ tăng cường hình ảnh tia X sẽ được đặt trên bụng của người bệnh. Sau khi người bệnh đã nằm thoải mái trên bàn, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành các bước như sau:

  • Chụp X-quang đường tiết niệu trước khi tiêm thuốc cản quang.
  • Bắt đầu tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch. Với liều lượng khoảng 1ml-1.5 ml thuốc cản quang/kg cân nặng.
  • Tiến hành chụp X quang theo các mốc thời gian gồm (1) thuốc cản quang đi tới thận rồi đi tới (2) niệu quản và (3) đổ vào bàng quang.
  • Khi chụp xong, người bệnh được yêu cầu đi tiểu lại lần nữa.
  • Sau đó, người bệnh lại quay trở lại bàn khám để bác sĩ chụp X quang khi bàng quang đang trống nước tiểu.

Kết quả chụp thận có sử dụng thuốc cản quang
Kết quả chụp thận có sử dụng thuốc cản quang

Sau khi chụp

  • Khi chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch hoàn tất, đường truyền tĩnh mạch ở tay sẽ được rút ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ có 09 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh. Bác sĩ Vỹ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, được đào tạo và tham gia nhiều khóa học về chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chính Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện đang công tác tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe