Chảy máu ở lòng trắng mắt có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chảy máu ở lòng trắng mắt không phải là một trong những hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này luôn khiến người bệnh lo lắng liệu thị lực có bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng hay không và nên điều trị như thế nào.

1. Thế nào là chảy máu ở lòng trắng mắt?

Chảy máu ở lòng trắng mắt hay còn được gọi là hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Phần kết mạc (hay lòng trắng mắt) có chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Do một vài nguyên nhân mà những mạch máu này bị vỡ ra khiến phần lòng trắng ở mắt có xuất hiện mảng đỏ tối hoặc sáng. Đây chính là hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc.

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở lòng trắng mắt

Hầu hết các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc tự phát đều không có nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân được cho là có thể dẫn đến tình trạng chảy máu ở lòng trắng mắt như:


Rối loạn đông máu bẩm sinh cũng dễ dẫn tới xuất huyết ở lòng trắng mắt
Rối loạn đông máu bẩm sinh cũng dễ dẫn tới xuất huyết ở lòng trắng mắt

3. Triệu chứng của tình trạng chảy máu ở lòng trắng mắt

Đa số người gặp phải tình trạng chảy máu ở lòng trắng mắt không có cảm giác đau mà chỉ tình cờ phát hiện ra khi nhìn vào gương hoặc do người đối diện nhìn thấy.

Khi diễn ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc, bạn có thể có cảm giác nặng ở vùng mắt hoặc dưới mí mắt, hoặc cũng có thể cảm thấy áp lực nhẹ vùng xung quanh mắt. Khi xuất huyết dần biến mất, bạn có thể cảm thấy mắt hơi ngứa. Tuy nhiên, không có xuất hiện triệu chứng đau đầu kèm theo.

Như tên gọi có thể thấy, triệu chứng rõ ràng nhất của xuất huyết dưới kết mạc chính là hiện tượng màng cứng mắt xuất hiện một mảng đỏ sáng rõ, thậm chí toàn bộ lòng trắng mắt có thể được bao bởi máu.

Tuy gọi là chảy máu ở lòng trắng mắt nhưng sẽ không có máu chảy ra từ mắt, do đó cho dù bạn có thử thấm giấy ăn thì cũng không có máu trên đó.

Trong vòng 24 giờ đầu, xuất huyết có thể lớn hơn nhưng sau đó kích thước sẽ giảm dần do máu bị hấp thụ.


Chảy máu ở trong lòng trắng mắt thường không đau
Chảy máu ở trong lòng trắng mắt thường không đau

4. Chảy máu ở lòng trắng mắt có nguy hiểm không?

Không giống với các vết thương ngoài da, máu ở lòng trắng mắt không nhỏ giọt hay chảy thành dòng mà chỉ tạo thành những vết loang đỏ khi len vào khoảng không giữa củng mạc và kết mạc. Lượng máu mất đi tối đa chỉ tới 2ml và thường không đáng kể. Vùng xuất huyết dần dần sẽ được thu gọn và biến đổi màu sắc nhờ vào quá trình tiêu máu tự nhiên. Vết loang đỏ chuyển sang màu xanh, tiếp đến là màu vàng và cuối cùng biến mất trong khoảng 2 tuần.

Thông thường, các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc đều là lành tính, không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp của các biện pháp điều trị, trừ trường hợp kèm theo chấn thương hoặc viêm nhiễm.

Khi phát hiện lòng trắng mắt bị chảy máu thì bạn tuyệt đối không nên dụi mắt mà cần ngăn chặn xuất huyết lan rộng bằng cách chườm đá và băng ép mắt. Thường xuất huyết sẽ tan sau khoảng 2 tuần.

Nếu sau 2 tuần mà tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể hơn. Đặc biệt, bạn cần lưu ý đi khám sớm nếu xuất huyết dưới kết mạc xuất hiện kèm theo các triệu chứng xuất huyết khác nhau chảy máu mũi, chảy máu chân răng,...


Chườm đá quanh khu vực mắt để tránh xuất huyết lan rộng
Chườm đá quanh khu vực mắt để tránh xuất huyết lan rộng

5. Phương pháp điều trị chảy máu ở lòng trắng mắt

Như đã nói ở trên, hầu hết xuất huyết dưới kết mạc đều là lành tính nên không cần điều trị. Với những trường hợp mắt bị khó chịu nhẹ thì có thể sử dụng nước mắt nhân tạo không theo kê đơn.

Việc sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu hoặc aspirin khi bị xuất huyết dưới kết mạc là không nên. Các loại thuốc chống đông máu cần được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Với các trường hợp hiện đang sử dụng aspirin hoặc thuốc chống đông máu mà bị chảy máu ở lòng trắng mắt thì cần thông báo ngay với bác sĩ để nhận được lời khuyên và tư vấn về việc có tiếp tục sử dụng thuốc hay không.

Nếu chảy máu ở lòng trắng mắt do sang chấn, chấn thương thì bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục ở kết mạc.

Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh có thể được kê đơn cho các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc do nhiễm khuẩn từ bên ngoài.

Như vậy, chảy máu ở lòng trắng mắt tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến người bệnh nhưng có thể gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Do vậy, việc hiểu rõ và nắm được các phương pháp xử trí xuất huyết dưới kết mạc kịp thời là vô cùng cần thiết.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe