Chất nhầy bảo vệ hệ thống hô hấp của bạn bằng cách bôi trơn và lọc không khí được hít vào. Chất nhầy được tạo ra bởi màng nhầy từ mũi đến phổi của bạn. Mỗi khi bạn hít phải các chất gây dị ứng, vi khuẩn, vi rút, bụi và các mảnh vụn khác dính vào chất nhầy, sau đó chúng sẽ được thải ra khỏi đường hô hấp của bạn. Đôi khi, cơ thể bạn có thể tạo ra quá nhiều chất nhầy, khiến bạn phải thường xuyên loại bỏ chúng bằng cách ho, khạc,...
1. Nguyên nhân hình thành chất nhầy trong ngực bạn
Cơ thể bạn tạo ra chất nhầy một cách tự nhiên mỗi ngày và sự hiện diện của chất nhầy không nhất thiết là dấu hiệu của bất cứ điều gì không bình thường. Chất nhầy, còn được gọi là đờm khi nó được tạo ra bởi hệ thống hô hấp của bạn, bao gồm các mô ở mũi, miệng, cổ họng và phổi. Chất nhầy giúp bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng.
Cơ thể bạn tạo ra khoảng một lít chất nhầy mỗi ngày. Nhưng nếu có quá nhiều chất nhầy, đặc biệt là ở một nơi nào đó như phổi của bạn, có thể gây khó chịu và có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được điều trị.
Có một số tình trạng sức khỏe có thể kích hoạt sản xuất chất nhầy dư thừa, chẳng hạn như:
- Trào ngược axit: Nếu bạn bị trào ngược axit, axit trong dạ dày sẽ trào lên thực quản đến cổ họng. Điều này có thể dẫn đến kích ứng cổ họng và gây chảy nước mũi sau xuống cổ họng, cùng với tắc nghẽn ngực.
- Dị ứng: Tình trạng dị ứng có thể gây ra một loạt các triệu chứng, từ ngứa mũi và hắt hơi đến nghẹt mũi, tức ngực và ho. Cũng có khi xảy ra một phản ứng liên quan đến phổi điển hình hơn nếu bạn bị dị ứng với một thứ gì đó trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa hoặc mạt bụi. Khi đó hệ thống hô hấp sẽ sản xuất ra một lượng lớn chất nhầy để tống dị nguyên ra ngoài, nhưng thường tạo ra nhiều chất nhầy hơn mức cần thiết.
- Hen suyễn: Cùng với các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn như khó thở và tức ngực, bệnh nhân cũng có thể khiến bạn ho ra đờm. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy đường thở của bạn đang bị viêm, nhưng một lượng nhỏ chất nhầy màu trắng hoặc trong không là vấn đề đáng lo ngại.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus: Các bệnh nhiễm trùng như cúm, viêm phế quản cấp tính và viêm phổi có thể khiến đường thở của bạn tiết thêm chất nhầy và bạn sẽ thường xuyên bị ho để tống đờm ra ngoài. Đờm có thể có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Loại corona virus mới gây ra đại dịch COVID-19 thường không gây ra chất nhầy ở ngực. Nhưng các biến chứng do vi rút có thể bao gồm viêm phổi, liên quan đến tình trạng tắc nghẽn ngực.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): COPD bao gồm một số bệnh phổi có thể gây khó thở, bao gồm viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm ống phế quản và gây tiết nhiều chất nhầy hơn bình thường. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khiến phổi của bạn khó hoạt động hơn. Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do tiếp xúc lâu dài với những thứ gây kích ứng phổi, chẳng hạn như khói thuốc lá. Tuy nhiên những người bị hen suyễn cũng có thể phát triển thành căn bệnh này.
- Bệnh xơ nang: Đây là một căn bệnh di truyền dẫn đến hình thành chất nhầy đặc ở phổi và các cơ quan khác. Nó có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi khi con người già đi. Các xét nghiệm bệnh xơ nang (CF) có thể được thực hiện ở trẻ sơ sinh và có đến 75% người mắc bệnh CF được chẩn đoán ở độ tuổi 2 tuổi. Cha hoặc mẹ có thể truyền gen CF ngay cả khi bản thân họ không mắc bệnh và hàng năm có khoảng 1.000 trường hợp mới mắc bệnh xơ nang được chẩn đoán ở Mỹ
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý kể trên, việc sản xuất chất nhầy dư thừa cũng có thể là do lối sống và các yếu tố môi trường nhất định gây ra, chẳng hạn như:
- Môi trường trong nhà khô ráo;
- Uống ít nước và các chất lỏng khác;
- Uống nhiều rượu, trà, cà phê có thể dẫn đến mất nước;
- Một số loại thuốc;
- Hút thuốc lá.
2. Làm gì để giảm bớt chất nhầy trong ngực?
Nếu tình trạng sản xuất quá nhiều chất nhầy trở nên thường xuyên và gây khó chịu, hãy cân nhắc việc đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán đầy đủ và có kế hoạch điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng một số loại thuốc như:
- Thuốc không kê đơn (OTC): Thuốc long đờm như guaifenesin (Mucinex, Robitussin) có thể làm loãng và lỏng chất nhầy để nó thoát ra khỏi cổ họng và ngực của bạn.
- Thuốc kê đơn: các loại thuốc làm tan chất nhầy như nước muối ưu trương (Nebusal) và dornase alfa (Pulmozyme) là chất làm loãng chất nhầy mà bạn sẽ hít vào qua máy phun sương. Nếu chất nhầy dư thừa của bạn có nguyên nhân từ nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ rất có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần sử dụng thuốc để điều trị chất nhầy trong ngực dư thừa. Bác sĩ cũng có thể đề xuất một số bước tự chăm sóc mà bạn có thể thực hiện để giúp giảm chất nhầy như:
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Phương pháp điều trị tại nhà này có thể giúp làm sạch chất nhầy từ phía sau cổ họng của bạn, đồng thời nó cũng có thể giúp tiêu diệt vi trùng.
- Làm ẩm không khí: Độ ẩm trong không khí có thể giúp chất nhầy của bạn loãng ra. Bạn có thể làm ẩm không khí trong phòng bằng các cách sau đây:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ cũng là một lựa chọn hữu ích cho bạn. Chúng thường được ưa thích ở những vùng khí hậu ấm hơn, những nơi hơi nước có thể không phải là lựa chọn lý tưởng.
- Bạn có thể sẽ thấy hữu ích khi sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm và để máy gần giường. Điều này có thể giúp giảm nghẹt mũi khi bạn đang ngủ để bạn có thể ngủ ngon hơn suốt đêm. Đảm bảo đóng cửa phòng ngủ và cửa sổ để hơi ẩm không bị thoát ra ngoài.
- Xông hơi cũng có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong ngực và thông tắc nghẽn ở ngực của bạn. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn máy xông hơi ướt hoặc máy tạo ẩm tại nhà. Có một số cách để tự làm máy xông hơi của riêng bạn, bao gồm: Cho phép phòng tắm của bạn trở thành phòng tắm hơi bằng cách: Để nước chảy cho đến khi bắt đầu bốc hơi trong phòng tắm; Dùng bát và khăn...
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng bạn có thể nghe lời khuyên này rất thường xuyên vì nó thật sự hiệu quả. Chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy. Đặc biệt, nước ấm có thể giúp làm sạch chất nhầy trong ngực và mũi của bạn. Điều này có thể làm giảm tắc nghẽn, mang lại cho bạn thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Bạn có thể muốn nhâm nhi một cốc nước ấm, hay một cốc nước táo ấm hoặc một bát súp gà,.. Nhưng bạn không nên uống những thứ có thể khiến bạn bị mất nước như cà phê và rượu.
- Nâng cao đầu của bạn: Nằm thẳng có thể khiến bạn cảm thấy như chất nhầy đọng lại ở cổ họng. Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn khi nâng cao đầu khi nằm.
- Tránh thuốc thông mũi: Mặc dù thuốc thông mũi làm khô dịch tiết nhưng chúng có thể khiến việc giảm chất nhầy trở nên khó khăn hơn.
- Tránh các chất gây kích ứng như nước hoa, hóa chất và ô nhiễm. Những chất này có thể gây kích ứng màng nhầy, gửi tín hiệu cho cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy hơn.
- Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng bỏ nó. Bỏ thuốc lá việc làm rất hữu ích, đặc biệt là với bệnh phổi mãn tính như hen suyễn hoặc COPD. Bởi vì khói thuốc là một chất gây kích thích có thể khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều chất nhầy hơn.
- Thường xuyên vệ sinh bộ lọc không khí trong nhà bạn: bởi các chất gây kích ứng khác trong không khí có thể làm cho cơ thể bạn sản xuất chất nhầy nhiều hơn, vì vậy hãy đảm bảo rằng các bộ lọc của hệ thống sưởi và làm mát của bạn thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
3. Cách làm sạch chất nhầy trong ngực một cách tự nhiên
Các biện pháp tự nhiên thường có lợi trong trường hợp chất nhầy trong ngực tắc nghẽn nhẹ hoặc không thường xuyên.
- Sử dụng mật ong: Trong một nghiên cứu năm 2007, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy mật ong kiều mạch có thể hiệu quả hơn một số loại thuốc trong việc giảm ho. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 105 trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 18 tham gia. Những đứa trẻ này sẽ nhận được mật ong kiều mạch, một loại thuốc giảm ho có vị mật ong được gọi là dextromethorphan. Kết quả cho thấy rằng các bậc cha mẹ nhận thấy mật ong kiều mạch giúp giảm triệu chứng nhiều nhất cho con họ. Bạn có thể mua mật ong kiều mạch các cửa hàng thực phẩm. Bạn cần uống một thìa vài mật ong mỗi lần, uống vài lần trong ngày giống như bạn dùng bất kỳ loại thuốc ho nào. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc.
- Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong ngực. Như dầu bạc hà và dầu bạch đàn cũng được sử dụng làm thuốc thông mũi tự nhiên. Bạn có thể sử dụng tinh dầu theo một trong hai cách sau đây:
- Khuếch tán tinh dầu vào không khí: Nếu bạn muốn khuếch tán tinh dầu vào không khí, bạn có thể mua máy xông tinh dầu tại các cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một vài giọt dầu vào bồn tắm nước nóng hoặc bát nước nóng để mùi hương bay vào không khí. Để tinh dầu tập trung vào vùng mặt của bạn hơn, bạn hãy đổ đầy nước nóng và vài giọt tinh dầu vào bát. Đưa mặt vào gần bát nước và phủ khăn mặt lên đầu để ngăn hơi nước bay ra ngoài. Hít hơi bốc lên trong khoảng 5 đến 10 phút.
- Sử dụng tinh dầu tại chỗ: Trước tiên, bạn sẽ cần thực hiện kiểm tra miếng dán tinh dầu. Bạn hãy trộn tinh dầu với dầu vận chuyển, như dầu jojoba hoặc dầu dừa. Các loại dầu vận chuyển giúp làm loãng tinh dầu và làm giảm nguy cơ kích ứng. Một nguyên tắc nhỏ là sử dụng 12 giọt dầu nền cho mỗi 1 hoặc 2 giọt tinh dầu nguyên chất. Sau đó, thoa hỗn hợp dầu đã pha loãng vào mặt trong của cẳng tay. Trong vòng 24 giờ, nếu bạn không có bất kỳ kích ứng nào, có nghĩa là nó không gây kích ứng với bạn và bạn có thể sử dụng để bôi ở các vị trí khác. Khi đã chắc chắn dầu an toàn trên da, bạn có thể thoa trực tiếp dầu đã pha loãng lên ngực. Lặp lại điều này khi cần thiết trong suốt cả ngày. Tuyệt đối không được thoa tinh dầu lên vùng da bị viêm, bị kích ứng hoặc bị thương. Bạn cũng cần tránh để tinh dầu gần mắt, bởi chúng có thể làm tổn thương mắt của bạn.
4. Quá nhiều chất nhầy trong ngực, khi nào cần gặp bác sĩ?
Về bản chất, chất nhầy không phải là một triệu chứng đáng lo ngại. Nhưng bạn nên đi khám nếu:
- Ho không giảm sau vài tuần;
- Chất nhầy có màu vàng xanh hoặc lẫn máu;
- Bạn bị sốt;
- Tình trạng chất nhầy dư thừa đã kéo dài hơn 4 tuần;
- Chất nhầy của bạn ngày càng đặc;
- Chất nhầy ngày càng tăng về lượng hoặc thay đổi màu sắc;
- Bạn bị đau ngực;
- Bạn đang cảm thấy khó thở;
- Bạn đang ho ra máu;
- Bạn đang thở khò khè.
Người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của chất nhầy kèm sốt hoặc ho ra máu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn , Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com