Chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Nguyên tắc điều trị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là kết hợp nhiều phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa, không dùng thuốc... và dự phòng bệnh tái phát bằng phương pháp loại bỏ yếu tố nguy cơ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, chú ý tư thế lao động đúng

1. Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là gì?

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là bệnh lý viêm bao gân cơ dạng dài, duỗi ngắn ngón tay cái. Cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái trượt trong đường hầm được bao bọc bởi bao hoạt dịch gân, có chức năng làm trơn để hai gân trượt dễ dàng. Tuy nhiên, khi bị viêm gân cổ tay sẽ sưng phồng lên gây hiện tượng chèn ép khiến vận động của gân trong đường hầm hạn chế.

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay thường diễn biến từ từ nhưng kéo dài, các triệu chứng của bệnh không rầm rộ, nhưng bệnh ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh hoạt hàng ngày cũng như lao động của người bệnh khi làm các động tác cần đến hoạt động tỉ mỉ của bàn tay.

Nguyên nhân gây viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là tự phát. Một số yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng gây bệnh như:

  • Gặp phải chấn thương ở vùng cổ bàn tay
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Những người làm công việc phải sử dụng bàn tay nhiều
  • Thường xuyên thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần thì có thể sẽ gây viêm gân cổ tay, viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
  • Người có bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp....

Người có bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp.... có thể tăng khả năng gây bệnh này
Người có bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp.... có thể tăng khả năng gây bệnh này

2. Chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay dựa trên triệu chứng lâm sàng:

  • Đau vùng mỏm trâm quay: Khi người bệnh vận động ngón cái thì sẽ đau, đau có thể lan ra ngón cái và lan lên cẳng tay, khi ấn vào sẽ đau hơn.
  • Sưng nề vùng mỏm trâm quay
  • Sờ thấy bao gân dày lên, có thể nóng, đỏ
  • Khó nắm tay
  • Khi vận động ngón cái có thể nghe thấy tiếng kêu
  • Khi gấp ngón cái và khép về phía ngón 5 vào trong lòng bàn tay, sau đó, nắm các ngón tay trùm lên ngón cái và uốn cổ tay về phía xương trụ, nếu thấy đau nhói vùng gân dạng dài, gân duỗi ngắn ngón cái, gốc ngón cái thì có thể là dấu hiệu viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay.

Chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay cận lâm sàng:

  • Siêu âm vùng mỏm trâm quay: Khi siêu âm sẽ thấy hình ảnh gân dạng dài và duỗi ngắn dày lên, bao gân dày và dịch quanh gân.
  • Doppler năng lượng: Xuất hiện hình ảnh tăng sinh mạch trong gân hoặc bao gân
  • Làm thêm các xét nghiệm cơ bản như: Xét nghiệm đường máu, xét nghiệm chức năng gan, thận... để chẩn đoán.

Khó nắm tay là một trong những dấu hiệu nhận biết viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Khó nắm tay là một trong những dấu hiệu nhận biết viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

3. Điều trị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Nguyên tắc điều trị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là kết hợp nhiều phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa, không dùng thuốc... và dự phòng bệnh tái phát bằng phương pháp loại bỏ yếu tố nguy cơ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, chú ý tư thế lao động đúng. Việc điều trị cụ thể như sau:

Phương pháp điều trị không dùng thuốc:

  • Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái
  • Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục trong 3 - 6 tuần
  • Chườm lạnh
  • Điều trị bằng sử dụng laser màu, siêu âm, xung điện kích thích thần kinh qua da để giảm đau, chống viêm

Phương pháp điều trị dùng thuốc:

Điều trị ngoại khoa:

  • Áp dụng phương pháp này khi tất cả các biện pháp trên không mang lại kết quả tốt. Phương pháp điều trị là thiệp phẫu thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động, từ đó gân sẽ không cọ xát vào đường hầm.

Phục hồi chức năng:

  • Phục hồi chức năng sau khi cắt chỉ mổ, tập các bài tập chủ động để tăng sức mạnh của các cơ.

4. Phòng bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay


Ở người lớn tuổi, nên bổ sung canxi, dùng sữa và các sản phẩm của sữa để phòng tránh bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Ở người lớn tuổi, nên bổ sung canxi, dùng sữa và các sản phẩm của sữa để phòng tránh bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Để phòng bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay, cần:

  • Tránh những hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài
  • Khi hoạt động bàn tay, cổ tay nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập luyện gân dẻo dai qua những bài tập dành cho gân khớp.
  • Có chế độ ăn đầy đủ.
  • Ở người lớn tuổi, nên bổ sung canxi, dùng sữa và các sản phẩm của sữa.

Bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là bệnh lý cần phải điều trị ngay từ đầu để ngăn ngừa biến chứng. Chính vì thế, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh thì người bệnh không được chủ quan mà phải đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe