Chẩn đoán và điều trị nhiễm virus cytomegalo (CMV)

Virus cytomegalo (CMV) là virus phổ biến gây ra các bệnh nhiễm trùng như: thủy đậu, giời leo... Virus cytomegalo có thể dễ dàng lây truyền thông qua việc tiếp xúc với dịch của người nhiễm bệnh. Người nhiễm virus cytomegalo thường không có biểu hiện gì, do đó, những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh cần chủ động đi khám, xét nghiệm CMV để chẩn đoán và kịp thời điều trị.

1. Xét nghiệm CMV là gì?

Xét nghiệm CMV là xét nghiệm nhằm kiểm tra sự tồn tại của cytomegalovirus trong cơ thể con người, cụ thể là trong máu. Đa số những người nhiễm CMV đều là phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch. Rất ít trường hợp thanh niên hay người khỏe mạnh nhiễm CMV.


Đa số những người nhiễm CMV đều là phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch
Đa số những người nhiễm CMV đều là phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch

2. Khi nào cần xét nghiệm CMV?

2.1. Xét nghiệm CMV với bệnh nhân nghi nhiễm

Các bệnh nhân nghi nhiễm CMV thường là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các virus cytomegalo có điều kiện thích hợp để tái hoạt động, gây nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm CMV bằng phương pháp miễn dịch tự động, phương pháp PCR. Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm CMV thì bệnh nhân cần tới bệnh viện để xét nghiệm CMV, xác định mình có thực sự mắc bệnh không.

Các bệnh nhân suy giảm miễn dịch có triệu chứng như cúm hay bệnh bạch cầu đơn nhân, dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Người yếu, mệt mỏi;
  • Nhức đầu;
  • Sốt;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Đau nhức cơ;
  • Đau họng;
  • Viêm phổi, viêm gan...

2.2. Xét nghiệm CMV với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nhiễm CMV hoặc đã có sẵn CMV trong người và đang trong giai đoạn hoạt động có thể gây nhiễm CMV bẩm sinh cho trẻ. Trẻ bị nhiễm CMV bẩm sinh có thể bị mất thính giác, chậm phát triển trí tuệ, bại não, não úng thủy, thậm chí là tử vong. Do đó, xét nghiệm CMV là rất cần thiết với phụ nữ mang thai.

Nếu phát hiện virus CMV trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định chọc dịch ối để xét nghiệm xem thai nhi có nhiễm virus không, từ đó có những phương án xử lý kịp thời.

2.3. Xét nghiệm với trẻ sơ sinh

Nếu nghi ngờ em bé bị nhiễm CMV bẩm sinh thì cần cho bé xét nghiệm CMV trong vòng 3 tuần đầu sau sinh. Xét nghiệm cần được thực hiện càng sớm càng tốt để xác định xem em bé nhiễm virus từ trong bụng mẹ hay từ môi trường bên ngoài.

3. Điều trị nhiễm virus CMV


Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm CMV
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm CMV

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm CMV. Bệnh nhân nhiễm CMV có thể được chỉ định dùng các thuốc kháng vi rút như:

  • Ganciclovir tiêm tĩnh mạch;
  • Cidofovir tiêm tĩnh mạch ;
  • Foscanet tiêm tĩnh mạch;
  • Valaciclovir uống;
  • Acyclovir uống.

Virus có thể tồn tại trong cơ thể con người suốt đời, nguy cơ tái phát có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó cần chủ động bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để phòng tránh nguy cơ CMV tái phát.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe