Chẩn đoán và điều trị hen phế quản cấp ở người lớn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Đức Hoàng - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hen phế quản cấp ở người lớn thường xảy ra vào sáng sớm hoặc ban đêm, có thể làm tắc nghẽn đường thở, khó thở, thở khò khè, ho. Hen phế quản cấp ở người lớn thường hay tái diễn nhưng có thể được điều trị bằng thuốc.

1. Phân biệt hen phế quản cấp với những triệu chứng hô hấp khác

Cần phân biệt hen phế quản cấp ở người lớn với những triệu chứng ở đường hô hấp do các bệnh lý khác gây ra như:

  • Người bệnh bị dị vật ở đường hô hấp gây khó thở, tím tái, ho sặc.
  • Người bệnh mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị khó thở liên tục, thường gặp ở nam giới và người nghiện thuốc lá.
  • Người bệnh bị tràn khí màng phổi thường không khó thở, nghe phổi không có tiếng rít.
  • Người bệnh bị viêm tiểu phế quản cấp thường kèm các triệu chứng khác như sốt, ho có đờm, trong khi đó cơn ho của hen phế quản cấpho khan.
  • Người bệnh bị hen tim thường có tiền sử bệnh tim và thấy khó thở khi lao động nặng hoặc gắng sức, huyết áp cao, nghe phổi có tiếng rít.

Bệnh nhân tràn khí màng phổi thường không khó thở, nghe phổi không có tiếng rít.
Bệnh nhân tràn khí màng phổi thường không khó thở, nghe phổi không có tiếng rít.

2. Chẩn đoán hen phế quản cấp ở người lớn

Chẩn đoán hen phế quản cấp ở người lớn dựa vào các yếu tố sau:

  • Tiền sử: Bệnh nhân hoặc người thân trong gia đình có mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, chàm, hen suyễn, hen phế quản.
  • Thời gian xuất hiện cơn hen: Ban đêm hoặc sáng sớm, khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Triệu chứng: Hen phế quản cấp có triệu chứng khó thở, ho khan, ho khò khè, nặng ngực. Nếu dùng thuốc giãn phế quản thì triệu chứng có thể được cải thiện hoặc hết.
  • Khám lâm sàng: Nghe phổi khi người bệnh khó thở có tiếng rít. Tiến hành đo lưu lượng đỉnh (PEF) thì thấy tăng lớn hơn hoặc bằng 20% vào sáng, chiều hoặc trước khi dùng thuốc (beta 2, corticoid dạng hít).

Ho khan là triệu chứng phổ biến của bệnh hen phế quản cấp
Ho khan là triệu chứng phổ biến của bệnh hen phế quản cấp

3. Điều trị hen phế quản cấp ở người lớn

3.1. Đánh giá mức độ của cơn hen phế quản cấp

Cơn hen phế quản cấp ở người lớn được phân loại và đánh giá theo các mức độ sau:

  • Nhẹ: Người bệnh bị khó thở nhẹ, thở chậm, có thể nằm được, lồng ngực co kéo ít, nghe phổi lúc thở ra có tiếng rít nhưng ít, nói bình thường, tần số tim đo được <100.
  • Trung bình: Người bệnh bị khó thở vừa, thở chậm, khó thở tăng lên khi nằm, lồng ngực co kéo ít, nghe phổi có nhiều tiếng rít, chỉ nói được từng câu, tần số tim đo được 100-200.
  • Nặng: Người bệnh bị khó thở nhiều, thở rất chậm >30 lần/phút, không nằm được, lồng ngực co kéo nhiều, nghe phổi có nhiều tiếng rít, chỉ nói được từng từ, tần số tim đo được >120.

Người bệnh hen phế quản cấp ở giai đoạn nặng bị khó thở nhiều
Người bệnh hen phế quản cấp ở giai đoạn nặng bị khó thở nhiều

3.2. Điều trị ban đầu cơn hen phế quản cấp

Dựa vào mức độ cơn hen, người bệnh được xử trí ban đầu cụ thể như sau:

  • Nhẹ: Dùng thuốc beta 2 dạng hít với liều lượng 3 giờ/lần.
  • Trung bình: Dùng thuốc beta 2 dạng hít, cân nhắc dùng thuốc corticoid.
  • Nặng: Dùng thuốc beta 2 dạng hít và thuốc corticoid.

Nhóm thuốc beta 2 điều trị hen phế quản cấp ở người lớn gồm có các loại:

  • Salbutamol dạng xịt: Xịt vào họng khi người bệnh hít vào 2 nhát xịt liên tiếp. Sau 20 phút, nếu triệu chứng không cải thiện có thể dùng thêm 2 - 4 nhát xịt. Trong 1 giờ đầu có thể dùng thêm Salbutamol dạng xịt 2 - 3 lần (mỗi lần từ 2 - 4 nhát xịt).
  • Ventolin 5mg: Được dùng thay thế cho thuốc dạng xịt ở cơ sở y tế có máy khí dung.
  • Salbutamol dạng uống: Liều dùng trung bình Salbutamol dạng uống là 4 viên/ngày. Uống 1 viên Salbutamol 4mg, sau 2 giờ, nếu triệu chứng chưa cải thiện có thể uống viên thứ 2.
  • Nhóm thuốc corticoid điều trị hen phế quản cấp gồm có các loại:
  • Mazipredone (Depersolon) 30mg: Tiêm tĩnh mạch 1 ống.
  • Methylprednisolon (Solu-Medrol) 40 mg: Tiêm tĩnh mạch 1 - 2 ống.

3.3. Hướng điều trị hen phế quản cấp tiếp theo

Sau xử trí ban đầu, tùy vào mức độ đáp ứng ở bệnh nhân hen phế quản cấp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí điều trị tiếp theo như sau:

  • Đáp ứng tốt: Nếu các triệu chứng được cải thiện hoặc hết sau khi dùng thuốc beta 2 và hiệu quả dùng thuốc kéo dài trong 4 giờ, bệnh nhân được chỉ định dùng tiếp thuốc beta 2 trong 1 - 2 ngày với liều dùng 3 - 4 giờ/lần, đồng thời được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Đáp ứng trung bình: Nếu các triệu chứng hen phế quản cấp giảm và tái phát sau khi dùng thuốc beta (dưới 3 giờ sau khi dùng thuốc), bệnh nhân được chỉ định dùng tiếp thuốc beta và dùng thêm thuốc corticoid dạng uống.
  • Đáp ứng kém: Nếu sau khi dùng thuốc beta 2 mà các triệu chứng không được cải thiện hoặc nặng thêm, bệnh nhân được chỉ định dùng thêm corticoid dạng uống hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch.

Hen phế quản cấp ở người lớn được chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh của bản thân, gia đình và các triệu chứng thăm khám trên lâm sàng. Hướng điều trị ban đầu là dùng thuốc beta 2, tùy vào mức độ cơn hen, bệnh nhân được chỉ định dùng thêm thuốc corticoid.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe