Chẩn đoán CMV ở mẹ và thai nhi

Bài viết bởi bác sĩ Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Hùng - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city

Quá trình lây nhiễm virus CMV (Cytomegalo) có thể diễn ra trong suốt quá trình mang thai. Do đó, nếu mẹ bị nhiễm CMV càng sớm thì trẻ sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe cũng như dị tật cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp trẻ có thể bị lây nhiễm virus CMV trong lúc chuyển dạ hoặc khi bú mẹ. Do đó, việc chẩn đoán CMV cho mẹ và thai rất quan trọng trọng việc dự phòng và điều trị bệnh.

1. Chẩn đoán nhiễm virus CMV cho mẹ

Virus CMV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai kỳ. Hầu hết thai nhi nhiễm CMV từ mẹ sau khi sinh không có nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị dị tật bẩm sinh do virus gây ra. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh rất quan trọng để dự phòng các dị tật và sức khỏe cho mẹ và bé.

Chẩn đoán sơ nhiễm CMV trong thai kỳ:

  • Khi xét nghiệm xuất hiện kháng thể IgG CMV dương tính (+) khi trước đó âm tính hoặc có kháng thể IgM dương tính (+) và IgG dương tính (+) ái lực thấp;
  • Trường hợp không phải là dạng sơ nhiễm thì có thể không cần phải thực hiện xét nghiệm huyết thanh;
  • Đối với virus khác như rubella sự hiện diện của IgM thường dùng để chẩn đoán sơ nhiễm hoặc mới nhiễm, tuy nhiên CMV thì không giống như vậy. Bởi IgM CMV có thể tồn tại trong nhiều tháng sau giai đoạn sơ nhiễm, IgM cũng có thể xuất hiện ngay khi tái nhiễm, một số trường hợp có phản ứng chéo với IgM khi nhiễm virus khác hoặc IgM cũng có thể được kích ứng do những loại virus không đặc hiệu. Vì vậy, để xét nghiệm cần IgG đặc hiệu cùng IgM.

Để xác định thời điểm mẹ bầu nhiễm virus CMV trước hoặc trong thai kỳ thì cần xét nghiệm ái lực IgG như sau:

  • Nếu chỉ số ái lực thấp (<30%) mang ý nghĩa mới nhiễm gần đây (trong vòng 3 tháng);
  • Trường hợp có chỉ số ái lực cao (>60%) có nghĩa đã nhiễm trong thời gian > 3 tháng hoặc là do tái nhiễm.

Thường rất khó khăn trong việc chẩn đoán không phải sơ nhiễm với virus CMV, bởi IgG gia tăng không thể khẳng định tái nhiễm CMV. Do vậy chỉ cần xác định truyền cho thai và tái nhiễm bằng phương pháp phân tích CMV-PCR dịch ối.


Virus CMV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai kỳ
Virus CMV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai kỳ

2. Chẩn đoán nhiễm virus CMV cho thai

Để chẩn đoán CMV cho thai phụ cần thực hiện các phương pháp như sau:

  • Chọc ối: Chẩn đoán thai nhiễm CMV cần thực hiện phương pháp PCR dịch ối tìm CMV DNA. Thời điểm chọc ối lý tưởng nhất là ít nhất 8 tuần sau thời điểm ước đoán mẹ bị nhiễm virus CMV và thai >20 tuần.
  • Có thể có kết quả âm tính, do vậy yếu tố nguy cơ âm tính giả cần phải lưu ý là khoảng thời gian từ lúc mẹ nhiễm virus CMV đến lúc chọc ối <8 tuần và thai <18 tuần.

3. Tiên lượng và quản lý thai nhiễm CMV như thế nào?

3.1. Tiên lượng thai nhiễm CMV

Tiên lượng kết cục thai kỳ và dự hậu xấu bao gồm thời điểm nhiễm CMV, bất thường ở thai và phân nhóm nhiễm CMV. CMV có thể phân thành 3 nhóm sau:

  • Nhóm nhiễm virus CMV không triệu chứng: Đây là nhóm không có các dấu hiệu bất thường trên siêu âm, chụp MRI não cho kết quả bình thường, các chỉ số sinh học và tiểu cầu cũng bình thường. Do vậy, nhìn chung nhóm nhiễm virus CMV không triệu chứng có tiên lượng tốt.
  • Nhóm nhiễm virus CMV có triệu chứng nhẹ hoặc triệu chứng trung bình: Trên xét nghiệm máu thai nhi cho chỉ số sinh học đơn độc bất thường nhưng lại không có bất thường não trên siêu âm hoặc bất thường phản âm dày ở ruột, giãn não thất nhẹ. Do đó nhóm này cần theo dõi thêm bằng siêu âm và MRI để tiên lượng. Các phương pháp điều trị kháng virus vẫn đang được đánh giá tuy nhiên ứng dụng còn đang được nghiên cứu. Có thể thảo luận phương án chấm dứt thai kỳ.
  • Nhóm nhiễm virus CMV triệu chứng nặng: Đối với nhóm này thấy các bất thường não trên siêu âm như thai nhi bị tật đầu nhỏ, giãn não thất rộng, xuất huyết nội sọ, chậm phát triển vỏ não. Nhóm này có tiên lượng xấu và có thể tư vấn chấm dứt thai kỳ.

3.2. Quản lý thai nhiễm CMV

Hiện chưa có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, do vậy việc điều trị nhiễm virus CMV bằng thuốc valacyclovir liều cao chỉ nên sử dụng trong nghiên cứu. Đồng thời hiện cũng chưa có vắc-xin dự phòng CMV. Do đó, việc điều trị giảm nguy cơ nhiễm trùng như sau:

  • Thay đổi hành vi nhằm làm giảm tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc nước tiểu của trẻ nhỏ có nhiễm CMV;
  • Dự phòng nhiễm virus CMV bằng cách tránh dùng đồ chung, ăn uống chung.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh và chẩn đoán CMV, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.

Mọi thông tin cụ thể về các gói khám sinh sản, thai sản tại Vinmec, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám của hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe