Chẩn đoán các vấn đề về giấc ngủ

Mất ngủ kéo dài là tình trạng rối loạn giấc ngủ gặp rất nhiều hiện nay, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cũng như làm người bệnh trở nên căng thẳng hơn trong cuộc sống. Vì vậy, ngay khi cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ thì người bệnh nên tìm đến những chuyên gia y tế để được khám mất ngủ, từ đó sẽ có những chẩn đoán rối loạn giấc ngủ một cách chính xác nhất.

1. Mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài là một nhóm những tình trạng ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon trong trong một thời gian dài, điều này về lâu về dài sẽ dẫn đến những bệnh lý và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm lý của bệnh nhân. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì mất ngủ kéo dài lại càng phổ biến hơn, nhất là ở những nước phát triển.

Hầu hết mọi người sẽ thỉnh thoảng phải trải qua những vấn đề về giấc ngủ, bởi vì căng thẳng, lịch trình làm việc bận rộn và những ảnh hưởng khác đến từ ngoại cảnh. Tuy nhiên, khi những vấn đề này diễn ra thường xuyên và cản trở cuộc sống hằng ngày thì đó sẽ là những dấu hiệu của mất ngủ kéo dài.

Dựa vào những loại rối loạn giấc ngủ khác nhau thì người bệnh có thể cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc cảm thấy cực kỳ mệt mỏi suốt ngày. Sự thiếu ngủ này có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến năng lượng, tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe toàn thân.

Trong một vài trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể là một triệu chứng của những bệnh lý khác như bệnh lý tâm thần. Những rối loạn giấc ngủ này có thể được chữa khỏi nếu được điều trị dựa vào nguyên nhân bệnh.

Khi những rối loạn giấc ngủ không phải do những bệnh lý khác gây nên thì việc điều trị thông thường sẽ cần phải kết hợp giữa việc điều trị bằng những phương pháp y tế và thay đổi lối sống. Điều quan trọng đó là cần phải chẩn đoán và điều trị ngay khi nghi ngờ bị rối loạn giấc ngủ. Khi người bệnh không được điều trị thì những ảnh hưởng tiêu cực của chứng bệnh này có thể còn gây ra nhiều hơn những hậu quả sức khỏe khác cho bệnh nhân.

2. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Một số dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân được nghĩ nhiều đến đang mắc phải tình trạng rối loạn giấc ngủ đó là:

  • Thường xuyên khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi cho dù đó là ban ngày và đã ngủ ít nhất 7 tiếng đồ hồ vào đêm hôm trước.
  • Bệnh nhân có những thúc giục mạnh mẽ để đi ngủ vào ban ngày.
  • Bệnh nhân xuất hiện những kiểu thở bất thường
  • Giảm sút khả năng thực hiện những hoạt động thường ngày.
  • Bệnh nhân có những biểu hiện như lo âu, phiền muộn, cáu kỉnh...
  • Tăng cân.

Để được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ thì bệnh nhân cần được khám mất ngủ với những câu hỏi như sau:

  • Bạn có đang mắc phải bất cứ bệnh lý hay tình trạng sức khỏe bất thường nào không?
  • Bạn có đang dùng bất cứ loại thuốc nào không?
  • Bạn có cảm thấy mình gặp phải tình trạng căng thẳng trong cuộc sống hay không? Nếu có thì điều đó diễn ra như thế nào?
  • Bạn có thường xuyên uống rượu bia không?
  • Bạn có thường xuyên dùng đồ uống có chứa Caffeine không?

Người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ
Người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Nếu người bệnh đã từng thử một số cách như dành đủ thời gian cho một giấc ngủ cũng như thay đổi không gian phòng ngủ thích hợp hơn cho việc nghỉ ngơi thì người bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh kiểm tra thêm tại phòng thí nghiệm về giấc ngủ, quá trình này có thể diễn ra trong 1 – 2 đêm. Tại đây, người bệnh sẽ được kết nối với những monitor theo dõi và kiểm tra tim, não, chuyển động và nhịp thở trong lúc ngủ.

Mất ngủ kéo dài mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh từ đó cũng giảm sút. Vì vậy, để được khám mất ngủ cũng như chẩn đoán rối loạn giấc ngủ thì người bệnh cần lắng nghe được những thay đổi của sức khỏe bản thân, từ đó đến khám và kiểm tra trong thời gian sớm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com, my.clevelandclinic.org, mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe