Chậm tăng cân không chỉ khiến trẻ bị nhẹ cân, chậm lớn mà còn là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Phụ huynh cần nắm được nguyên nhân trẻ chậm tăng cân để có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.
1. Chậm tăng cân tiềm ẩn những nguy cơ gì?
1.1 Trẻ dễ mắc bệnh hơn
Khi cơ thể trẻ bị suy nhược do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì trẻ có nguy cơ bị tấn công bởi các vi sinh vật, dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,... Khi mắc các bệnh này, trẻ cũng thường không có sức chiến đấu với bệnh, khiến bệnh kéo dài, lâu khỏi. Vì bệnh kéo dài, trẻ càng mệt mỏi, ăn uống kém và tình trạng chậm tăng cân sẽ càng trở nên nặng nề hơn.
1.2 Trẻ chậm phát triển thể chất
Trẻ chậm tăng cân có nguy cơ chậm phát triển thể chất. Thiếu chất dinh dưỡng khiến các cơ quan của cơ thể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ. Chậm tăng cân đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ gặp tình trạng này trong giai đoạn 1 - 3 tuổi vì đây là giai đoạn bé phát triển nhanh, cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
1.3 Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Chậm tăng cân kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng thiếu những chất cần thiết cho não và trí tuệ như chất béo, sắt, chất đường, DHA, taurine, iốt,... có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Đồng thời, cơ thể của trẻ biếng ăn cũng luôn trong tình trạng mệt mỏi, không đủ sức tập trung và tư duy. Trẻ thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp xã hội kém, giảm khả năng học hỏi và tiếp thu.
2. Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân
Nguyên nhân chậm tăng cân ở trẻ thuộc các nhóm tuổi khác nhau thường là:
- Trước sinh (gây suy dinh dưỡng bào thai, sinh nhẹ cân): Sinh non, nhiễm trùng trong thai kỳ, mẹ hút thuốc lá hoặc uống rượu, tiếp xúc với thuốc hoặc hóa chất gây chậm tăng trưởng thai, dị tật bẩm sinh của thai nhi;
- Sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi): Khả năng bú của trẻ kém, cho trẻ bú không đúng cách, ép bú, pha sữa sai, trẻ mắc các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng;
- 3 - 6 tháng tuổi: Trẻ bú thiếu, pha sữa không đúng, trẻ không dung nạp protein sữa, mắc các bệnh lý vùng miệng, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc dị tật bẩm sinh;
- 7 - 12 tháng tuổi: Chọn thức ăn không phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của trẻ, cho trẻ ăn dặm trễ sau 6 tháng tuổi, không kiên nhẫn tập cho trẻ ăn các loại thức ăn mới, trẻ mắc bệnh ở miệng - hầu - họng hoặc có ký sinh trùng đường ruột;
- Từ trên 12 tháng tuổi và trẻ lớn: Trẻ mất tập trung khi ăn, mắc bệnh, ham chơi, gặp phải các sang chấn tâm lý trong gia đình, mắc các vấn đề về xã hội (điều kiện kinh tế khó khăn, tập quán hạn chế một số loại thức ăn,...), rối loạn nuốt, rối loạn tâm lý,...
3. Giải pháp giúp trẻ tăng cân, nhanh lớn
Để tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ do chậm tăng cân, phụ huynh cần chú ý những điều sau:
- Đa dạng và cân đối chế độ ăn uống của trẻ với thực đơn phong phú và liên tục đổi món ăn để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Trẻ chậm tăng cân được khuyến khích nên ăn nhiều rau, củ, quả, thịt, cá, phô mai, ngũ cốc, các loại hạt và uống sữa,... để lớn nhanh hơn. Các thực phẩm giàu DHA, omega - 3, omega - 6, taurin, cholin,... là lựa chọn tốt. Đồng thời, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để trẻ có thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất;
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần bởi giun sán là nguyên nhân khiến trẻ không hấp thu được nhiều dinh dưỡng trong thức ăn, dẫn tới còi cọc và chậm lớn;
- Hướng dẫn trẻ tập thể dục vừa phải, đúng cách với các bài tập phù hợp với độ tuổi như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, chơi bóng,... Các bài tập vừa giúp trẻ tăng cường sức khỏe lại phát triển chiều cao và cân nặng tốt hơn;
- Bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất vi lượng bị thiếu hụt cho trẻ. Các chất nên bổ sung cho trẻ gồm: Canxi, vitamin D3, magie, kali, kẽm, đồng,... để hỗ trợ xương, răng chắc khỏe, phát triển trí tuệ và hạn chế nguy cơ còi xương ở trẻ.
Đặc biệt, phụ huynh nên lưu ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng:
- Nôn ói, trớ, tiêu chảy, nhai lại thức ăn (trớ xong lại nuốt lại);
- Sợ, từ chối một số dạng thức ăn có thể là dấu hiệu của rối loạn nhai hoặc nuốt;
- Không ăn hoặc sợ một nhóm thức ăn nào đó có thể là dấu hiệu của không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thức ăn;
- Uống nhiều nước hoặc nước trái cây cũng làm trẻ ít ăn thức ăn đặc, gây thiếu chất dinh dưỡng;
- Trẻ ăn kiêng.
Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Chậm tăng cân không chỉ khiến trẻ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển thể trạng mà nó còn gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển trí tuệ của bé. Để tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ do chậm tăng cân, phụ huynh cần chú ý cải thiện chế độ dinh dưỡng của bé và đưa bé đi khám nếu cần để được bác sĩ tư vấn giải pháp can thiệp hiệu quả.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong