Chăm sóc trẻ thấp tim tại nhà: Phương pháp hiệu quả

Thấp tim (RHD) là một bệnh lý có thể phòng tránh được nhưng hiện tại vẫn là một trong những vấn đề gây đau đầu cho hệ thống y tế toàn cầu. Bệnh có tác động rất nghiêm trọng với trẻ em nhất là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tình trạng bệnh lý này là hệ quả của việc nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (streptococcus) mà không được điều trị kịp thời, thường bắt đầu ở giai đoạn trẻ còn nhỏ tuổi và có thể gây những biến chứng tim mạch trầm trọng nếu không được giải quyết. Đọc bài viết để hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ thấp tim tại nhà.

​​1. Tầm ảnh hưởng của thấp tim​

Bệnh lý thấp tim hiện là một trong những vấn đề lớn đối với sức khoẻ cộng đồng. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước tính có khoảng 33 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này. Đáng báo động hơn, thấp tim là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 319,000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Phần lớn người bệnh là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, sống ở những khu vực có thu nhập thấp hoặc trung bình. Bệnh có thể phòng tránh được, nhưng hiện tại nó vẫn đem lại gánh nặng trầm trọng đối với cá nhân, gia đình và hệ thống y tế.

2. Nguyên nhân chính dẫn đến thấp tim

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấp tim thường là viêm nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A streptococcus. Khi trẻ mắc viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A mà không được điều trị dứt điểm, một số trường hợp hệ miễn dịch xác định nhầm van tim cùng các tổ chức trong tim là liên cầu khuẩn, từ đó tấn công các mô này dẫn tới viêm và tổn thương tim. Qua thời gian, những tổn thương này dẫn đến thấp tim, là trình trạng bệnh lý với đặc điểm tổn thương van tim, loạn nhịp tim​, hoặc trầm trọng hơn là ​suy tim.


Thấp tim có thể dẫn đến suy tim
Thấp tim có thể dẫn đến suy tim

3. Vai trò của chăm sóc trẻ thấp tim tại nhà trong công tác điều trị thấp tim

Chăm sóc trẻ thấp tim là một thử thách khá khó khăn, và chăm sóc tại nhà là phần quan trọng và khó nhất trong thử thách đó. Bởi vì trẻ cần được chăm sóc y tế thường xuyên, tái khám định kỳ và cần được cung cấp một môi trường hỗ trợ toàn diện để duy trì sức khỏe. Sau đây là một số lý do tại sao chăm sóc tại nhà lại quan trọng đến vậy:

3.1 Quá trình điều trị lâu dài

Trẻ thấp tim thường cần sử dụng rất nhiều thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Những loại thuốc này có thể bao gồm kháng sinh, kháng viêm, thuốc kiểm soát huyết áp và nhịp tim. Phụ huynh khi chăm sóc trẻ thấp tim cần thận trọng và chú ý đảm bảo trẻ uống thuốc đúng như lời dặn của bác sĩ.


Thấp tim có thể điều trị và kiểm soát bằng thuốc
Thấp tim có thể điều trị và kiểm soát bằng thuốc

3.2 Theo dõi triệu chứng

Thấp tim có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng đặc thù nhất vẫn là khó thở, mệt mỏi và đau ngực. Phụ huynh chăm sóc trẻ thấp tim cần thường xuyên theo dõi những triệu chứng này ở trẻ để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

3.3 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị thấp tim. Chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị cho trẻ là có ít muối, ít chất béo bão hoà. Phụ huynh chăm sóc trẻ thấp tim có thể tham vấn chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ.

3.4 Khuyến khích trẻ vận động

Vì những hệ quả của thấp tim, trẻ mắc bệnh thường bị hạn chế vận động. Nên việc khuyến khích trẻ vận động trong giới hạn cho phép là cực kỳ quan trọng. Tập thể dục thường xuyên đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát các biến chứng của bệnh.

3.5 Hỗ trợ tinh thần

Trẻ thấp tim thường bị ảnh hưởng nặng bởi các cơn stress và lo âu liên quan đến tình trạng bệnh lý này. Hỗ trợ về mặt tinh thần và tạo ra một môi trường thoải mái tại nhà có thể giúp trẻ cải thiện chất lượng sống tốt hơn.

4. Những việc cần làm khi chăm sóc trẻ thấp tim tại nhà

Chăm sóc trẻ thấp tim tại nhà không phải là một việc đơn giản. Các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và đúng nhất để có thể đem lại cho trẻ cơ hội tốt nhất chiến đấu với bệnh tật. Dưới đây là một số điều bạn nên làm:

4.1 Quản lý thuốc

● Ghi nhớ rõ các loại thuốc trẻ phải sử dụng, bao gồm chủng loại, liều lượng và thời gian sử dụng.

● Cài đặt báo thức hoặc sử dụng các app nhắc uống thuốc trên điện thoại để đảm bảo trẻ uống thuốc đúng giờ.

● Lưu trữ thuốc ngăn nắp, đúng chổ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

● Tránh bỏ liều hoặc thay đổi liều lượng nếu không có ý kiến của bác sĩ.

4.2 Theo dõi triệu chứng

● Thường xuyên kiểm tra tình trạng của trẻ

● Học cách nhận biết các triệu chứng của thấp tim như khó thở, mệt mỏi, đau ngực ...

● Ghi chép tất cả các thay đổi về triệu chứng của trẻ và trao đổi với bác sĩ.

4.3 Chế độ dinh dưỡng

● Tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của trẻ.

● Tập trung vào các thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đạm nạc và giảm thiểu muối cũng như chất béo bão hoà.

● Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.


Chăm sóc trẻ thấp tim với rau xanh giúp cải thiện bệnh
Chăm sóc trẻ thấp tim với rau xanh giúp cải thiện bệnh

4.4 Vận động

● Tham vấn chuyên gia và ý kiến của bác sĩ để xác định chế độ vận động phù hợp với tình trạng của trẻ.

● Đảm bảo trẻ vận động thường xuyên, và nằm trong giới hạn cho phép phù hợp với tình trạng của trẻ.

4.5 Hỗ trợ tinh thần

● Tạo ra một môi trường cởi mở và thân thiện để trẻ có thể tự do thể hiện cảm xúc và các vấn đề của mình.

● Nếu trẻ có vấn đề về tâm lý, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ tâm lý.

● Tham gia vào các hội nhóm trên mạng xã hội của các bậc phụ huynh có trẻ thấp tim để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc trẻ.

4.6 Tái khám

● Tuân thủ lịch tái khám.

● Duy trì bệnh án chi tiết.

● Hỏi, tìm hiểu và chủ động làm việc với đội ngũ y bác sĩ để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ.

Chăm sóc trẻ thấp tim tại nhà là một nhiệm vụ rất khó khăn, nó yêu cầu sự tận tâm, cẩn thận, kiên nhẫn và hơn hết là sự sự đoàn kết của tất cả các thành viên trong gia đình. Chăm sóc tại nhà là thành phần quan trọng trong công tác điều trị cho trẻ thấp tim.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe