Thông tin cần biết về bệnh thấp tim: Những câu hỏi thường gặp

Ba mẹ cần nắm rõ thông tin cần biết về bệnh thấp tim vì đây là căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đến tim và khớp và cần phải phẫu thuật nếu trở nên nghiêm trọng.

1. Bệnh thấp tim là gì?

Bệnh thấp tim là một bệnh tự miễn hiếm gặp, tạo nên tình trạng viêm nhiễm ở các mô và cơ quan của trẻ - còn được gọi là sốt thấp khớp cấp tính. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức đối với vi khuẩn liên cầu hoặc nhiễm trùng sốt đỏ tươi mà không được điều trị.


Khi phát bệnh, trẻ bị sốt và mệt mỏi do hệ miễn dịch hoạt động quá mức đối với vi khuẩn liên cầu
Khi phát bệnh, trẻ bị sốt và mệt mỏi do hệ miễn dịch hoạt động quá mức đối với vi khuẩn liên cầu

Là một biến chứng hiếm gặp của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề sức khỏe như tim, khớp hoặc các cơ quan khác của trẻ hoặc thanh thiếu niên.

2. Thông tin cần biết về bệnh thấp tim

2.1. Độ phổ biến

Ở các nước phát triển và đang phát triển, các thuốc kháng sinh được bán rộng rãi và điều này giúp phần lớn bệnh nhân đều có thể điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và sốt ban đỏ. Loại bỏ được những tình trạng này sẽ ngăn ngừa được bệnh thấp tim.

Bệnh thường xảy ra ở những nơi có nguồn lực hạn chế, như các nước nghèo hoặc những khu vực có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế hạn chế. Vì vậy, nắm rõ thông tin cần biết về bệnh thấp tim sẽ giảm thiểu rủi ro mắc bệnh.

2.2. Các triệu chứng của bệnh thấp tim là gì?

Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách. Đôi khi, người bệnh có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn nhẹ mà không nhận ra mình đang mắc nhiễm trùng cho đến khi bệnh phát triển.

Bệnh thấp tim còn gây ra nhiều triệu chứng tương tự như các vấn đề sức khỏe khác. Hầu hết các triệu chứng này thường xuyên xuất hiện và không nguy hiểm. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào bộ phận cơ thể mà bệnh đang tác động. Do tính nghiêm trọng của bệnh thấp tim, nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, ba mẹ nên liên hệ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của con.

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh thấp tim là phát ban, có thể xuất hiện ban hình dẹt và đỏ với các cạnh không đồng đều. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sưng, đau và đỏ ở các khớp (viêm khớp), đặc biệt là ở đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay - có thể di chuyển từ ngày này sang ngày khác.
  • Cử động giật cục không kiểm soát được ở tay, chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể (múa giật).
  • Nốt sần nhỏ dưới da.
  • Đau ngực hoặc nhịp tim không bình thường.
  • Cảm giác mệt mỏi liên tục.
  • Sốt.
  • Đau đầu không rõ nguyên nhân hoặc liên tục, đặc biệt là nếu trẻ chưa bao giờ trải qua đau đầu trước đó.
  • Đau cơ.
  • Amidan sưng đỏ.

Nhận biết các thông tin cần biết về bệnh thấp tim là cần thiết, như các dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi để điều trị cho trẻ kịp thời
Nhận biết các thông tin cần biết về bệnh thấp tim là cần thiết, như các dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi để điều trị cho trẻ kịp thời

2.3. Nguyên nhân gây bệnh thấp tim là gì?

Thấp tim là kết quả của phản ứng miễn dịch quá mức từ hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến bệnh tấn công các mô khỏe mạnh. Phản ứng thái quá này thường xuất hiện khi nhiễm trùng Streptococcus nhóm A, chẳng hạn như viêm họng, viêm amygdale cấp do liên cầu hoặc nhiễm trùng sốt đỏ tươi mà không được điều trị đúng cách bằng kháng sinh.

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng, nó có thể gây tổn thương cho các mô và cơ quan khỏe mạnh thay vì chỉ tấn công vi khuẩn.


Thấp tim thường xuất hiện khi nhiễm trùng Streptococcus nhóm A, chẳng hạn như viêm họng liên cầu
Thấp tim thường xuất hiện khi nhiễm trùng Streptococcus nhóm A, chẳng hạn như viêm họng liên cầu

2.4. Bệnh thấp tim ảnh hưởng đến tim như thế nào?

Bệnh không luôn gây ảnh hưởng đến tim, tuy nhiên, khi ảnh hưởng đến tim, có thể gây tổn thương cho các mô, đặc biệt là van tim. Mô tim bị tổn thương có thể dẫn đến sẹo khiến tim không hoạt động bình thường. Theo thời gian, bệnh thấp tim có thể dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn, tình trạng này có thể được gọi là suy tim sung huyết.

Trong trường hợp tổn thương van tim do thấp, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van bị ảnh hưởng. Tổn thương tim có thể phát hiện từ 10 đến 20 năm sau khi sốt thấp khớp được chẩn đoán. Điều quan trọng là duy trì liên lạc thường xuyên với bác sĩ mà bạn tin tưởng để theo dõi, quản lý và cập nhật thông tin cần biết về bệnh thấp tim của bệnh nhân.

3. Bệnh thấp tim điều trị như thế nào?

Việc điều trị bệnh thấp tim sẽ tập trung vào việc loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn. Sau đó, các phương thức điều trị nhằm giải quyết tình trạng viêm bên trong cơ thể của người bệnh sẽ được áp dụng.

Các phương thức điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn tiềm ẩn. Có một số loại thuốc kháng sinh ở dạng tiêm. Các loại khác có thể dùng để uống trong 1 tuần hoặc hơn.
  • Thuốc chống viêm: Bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc để giảm tình trạng viêm trong cơ thể của bệnh nhân. Những thuốc này có thể giảm các triệu chứng như đau khớp. Đối với các triệu chứng nặng hơn cần phải kê đơn thuốc mạnh hơn (thuốc có chứa corticosteroid).
  • Các phương pháp điều trị khác: Bệnh thấp tim có thể ảnh hưởng khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Bác sĩ có thể sẽ phải đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau dựa trên từng mức độ ảnh hưởng của bệnh lên cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật tim hoặc điều trị khớp để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm là phương pháp thường được sử dụng khi điều trị bệnh
Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm là phương pháp thường được sử dụng khi điều trị bệnh

4. Làm thế nào ngăn ngừa bệnh thấp tim?

Hiểu rõ thông tin cần biết về bệnh thấp tim như cách điều trị sớm bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và sốt đỏ tươi là điều cần thiết. Các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn và sốt ban đỏ không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc dễ phát hiện do đó hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn nếu người bệnh là trẻ nhỏ bị đau họng hơn ba ngày hoặc có các triệu chứng khác khiến bạn lo lắng.

Nếu con bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ, hãy đảm bảo bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Khi uống kháng sinh cần uống hết cả đơn thuốc của bác sĩ ngay cả khi trẻ cảm thấy khỏe hơn. Nếu không, nhiễm trùng có thể không biến mất và có thể khiến con bạn dễ bị sốt thấp khớp.

Thực hành vệ sinh tốt cá nhân có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn ở trẻ. Nó cũng có thể ngăn con bạn lây nhiễm sang người khác. Con bạn phải luôn:

  • Rửa tay thường xuyên (và kỹ) bằng xà phòng và nước.
  • Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy, khuỷu tay hoặc vai trên (không phải bàn tay).
  • Dùng khăn giấy một lần để hắt hơi hoặc xì mũi, sau đó vứt đi và rửa tay.

Nếu con bạn được chẩn đoán mắc bệnh sốt thấp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dài hạn (tiêm penicillin hàng tháng). Điều này có thể giúp ngăn ngừa các cơn viêm họng liên cầu khuẩn trong tương lai và ngăn ngừa tái phát bệnh sốt thấp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe