Cây bạch hạc là cây thảo dược quý có nhiều công dụng đó là chữa rất nhiều bệnh về da liễu như lang ben, ghẻ lở, bệnh về đường hô hấp hay bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Để có thể có nhiều thông tin hơn, thì bạn hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.
1. Cây bạch hạc là cây gì?
Cây bạch hạc trong dân gian có tên gọi là cây kiến cò hay là cây lác, còn tên khoa học của bạch hạc là Rhinacanthus nasutus Kurz, thuộc họ oro Acanthaceae. Cây bạch hạc có kích thước nhỏ, hay mọc thành bụi, cao 1-2m, là cây rễ chùm. phần thân cây có một lớp lông mịn. Lá cây mọc đối xứng, có cuống lá, phiến hình bầu dục, hơi thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Bạch hạc có hoa nhỏ, vị trí hoa là ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa bạch hạc màu trắng, quả cây bạch hạc dài, có lông. Cây bạch hạc sẽ ra hoa vào tháng 8.
2. Nơi phân bố cây bạch hạc
Bạch hạc tự mọc hoặc trồng làm đẹp tại một số tỉnh thuộc phía Bắc của Việt Nam. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở Malaysia, miền Đông Châu Phi, Ấn Độ và một số nước thuộc châu Á.
3. Các bộ phận của cây bạc hà có chứa những thành phần gì?
Theo các số liệu nghiên cứu cho thấy thì trong cây bạch hạc có chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm:
- Thân cây bạch hạc chứa các chất: Saponin,germanium organic, acid amin, phenol, tannin, vitamin.
- Trong rễ cây bạch hạc có tác dụng gì?: Rễ cây bạch hạc có chứa hoạt chất như glycocides, B-sitosterol,...
- Hoa bạch hạc chứa flavonoid.
- Lá chứa anthocyanin, kali nitrat, alcaloid, acid chrysophanic.
4. Tác dụng của cây bạch hạc
Chúng ta có thể tận dụng tất cả bộ phận của cây bạch hạc như thân cây, rễ cây bạch hạc,... làm thuốc chữa bệnh. Kích thích nhu động thực quản giúp cải thiện tình trạng hóc xương ở người bệnh. Lợi tiểu, tiêu viêm, trị bệnh về da như lang ben, vảy nến. Cây bạch hạc ức chế khuẩn Shigella, khuẩn gram âm – dương, tụ cầu vàng và nấm. Trị bệnh lao phổi thời kỳ đầu. Cây bạch hạc điều trị đau thần kinh tọa, chữa bệnh viêm khớp, các cơn đau nhức từ mông xuống chân,...Cải thiện tình trạng cao huyết áp, viêm khớp,... ở người cao tuổi.
5. Các bài thuốc có thành phần là cây bạch hạc
- Chữa Lao phổi thời kỳ đầu: Trong bài thuốc sẽ gồm có bạch hạc tươi và đường phèn. Đun sôi và uống trong ngày.
- Cải thiện tình trạng huyết áp cao ở bệnh nhân có tiền sử tim mạch, cao huyết áp: Đun nước uống, thành phần bao gồm bạch hạc và một số thảo dược khác là rễ cây xấu hổ, cỏ mần trầu, vú sữa,...
- Trị bệnh ngoài da là hắc lào, lang ben: Ngâm bạch hạc kết hợp cùng rượu trắng trong thời gian là 2 tuần, và sử dụng đều hàng ngày với lượng vừa đủ để có hiệu quả.
- Bạch hạc chữa đau dây thần kinh tọa: Sắc bạch hạc cùng với rễ cây lá lốt, cỏ xước, quế chi, ngải cứu, vỏ quýt, tất cả đã được rửa sạch, để ráo, chia làm 3 lần uống và uống đều đặn trong nửa tháng để có hiệu quả.
- Chữa tê thấp, viêm các khớp theo Y Học Cổ Truyền: Bài thuốc sẽ là sự kết hợp của bạch hạc, kim lang, ý dĩ, cam thảo, kim ngân hoa, hy thiêm, và một số thành phần khác, sắc lên và chia nhỏ thành các bữa uống, và uống đều đặn.
- Bạch hạc và ghẻ lở: Phải có lá cây bạch hạc, rượu trắng, muồng trâu. ngâm hỗn hợp trong 1 tuần và dùng để bôi ngoài da, chăm chỉ bôi sẽ thấy cảm giác ngứa giảm đi nhanh chóng.
Tuy rằng có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, nhưng các bài thuốc của cây bạch hạc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng. Việc kết hợp các dược liệu phải được sự đồng ý từ bác sĩ Đông y để đạt được hiệu quả trị bệnh hiệu quả nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.