Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Nhất Nguyên - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung là phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung và phần đáy âm đạo nhằm loại bỏ cổ tử cung, một số mô xung quanh cũng như một phần ba trên của âm đạo và các hạch bạch huyết vùng chậu. Cổ tử cung thường được lấy ra theo đường âm đạo (được gọi là RVT) hoặc đôi khi qua mổ mở bụng (được gọi là RAT). Cổ tử cung là đường sinh sản của nữ giới nằm giữa tử cung và âm đạo. Đây là cơ quan hẹp, ngắn, hình nón, đôi khi được gọi là miệng của tử cung.
1. Lý do cắt bỏ cổ tử cung
Lý do chính người bệnh phải cắt bỏ tử cung là ung thư cổ tử cung, đây là một trong ba nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ mắc ung thư và là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến đường sinh sản của nữ giới.
Nhiều bệnh ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ việc nhiễm virus papilloma ở người (HPV) bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 9 trong số 10 trường hợp nhiễm HPV tự khỏi trong vòng hai năm, điều đó có nghĩa là bạn không phải dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung để điều trị nhiễm trùng HPV.
Người bệnh nên nói chuyện bác sĩ về việc tiêm vắc-xin HPV và khám sức khỏe sinh sản thường xuyên nếu:
- Bạn đã có quan hệ tình dục không an toàn.
- Bạn là người chuyển giới.
- Bạn đã quan hệ tình dục với nhiều người
- Bạn có bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Bạn hút thuốc.
- Bạn có bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không bị phát hiện do không có triệu chứng rõ ràng. Các trường hợp ở giai đoạn muộn có thể gây ra các triệu chứng như sau:
- Chảy máu âm đạo
- Đau vùng xương chậu
- Đau khi quan hệ
2. Ưu điểm và nhược điểm của phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung
Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung và phần đáy âm đạo (viết tắt là RT) được xem là một biện pháp thay thế an toàn cho phẫu thuật cắt tử cung (tên tiếng Anh là hysterectomy - cắt bỏ cả cổ tử cung và tử cung) và thường chỉ định cho phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và các khối u dưới 2cm nhưng muốn duy trì khả năng sinh con sau này. Tuy nhiên, bác sĩ không đảm bảo sau này bạn chắc chắn sẽ có thai, do đó, bạn nên cân nhắc giữa việc điều trị ung thư và khả năng có thai sau này.
Nếu muốn tự mang thai, người bệnh cần có tử cung để nuôi dưỡng thai nhi, nhưng khi tử cung bị cắt bỏ, thì sẽ không có nơi nào để thai nhi phát triển.
Theo đánh giá của các nghiên cứu lâm sàng, không có sự khác biệt đáng kể ở những phụ nữ có RT so với những người phẫu thuật cắt tử cung về:
- Tỷ lệ tái phát bệnh trong 05 năm đầu
- Tỷ lệ tử vong trong 05 năm đầu
- Biến chứng trong và sau khi phẫu thuật
2.1 Ưu điểm
Một trong những ưu điểm lớn nhất của RT so với cắt tử cung là bảo tồn được tử cung. Do đó, người bệnh vẫn có khả năng mang thai. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 41 đến 79% phụ nữ có thể thụ thai thành công sau phẫu thuật RT.
Đối với phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, nghiên cứu khác cũng chỉ ra RT có ưu điểm vượt trội hơn so với cắt tử cung theo những khác ngoài việc bảo tồn khả năng sinh sản cho người bệnh như:
- Mất máu ít hơn
- Thời gian nằm viện ngắn hơn
2.2 Nhược điểm
Khi thực hiện phẫu thuật RT, người bệnh được yêu cầu phải nhập viện và gây mê toàn thân, các rủi ro bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Nước tiểu bị rò rỉ
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau bụng kinh
- Các cục máu đông
- Tê đùi
- Nguy cơ RT cũng bao gồm sự tích tụ của chất lỏng bạch huyết. Đây là chất lỏng chảy qua các mạch bạch huyết, giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Sự tích tụ này có thể dẫn đến sưng ở cánh tay, chân và bụng.
Phụ nữ đã từng phẫu thuật RT khi thụ thai thường được khuyên nên sinh mổ.
3. Quá trình phẫu thuật diễn ra như thế nào?
RT là phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện bằng gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết trong khung chậu và kiểm tra chúng để tìm tế bào ung thư.
Nếu các tế bào ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, bác sĩ phẫu thuật dừng phẫu thuật RT. Người bệnh sẽ được thông báo về các lựa chọn điều trị khác (bao gồm cắt tử cung bằng hóa trị, xạ trị hoặc cả hai).
Nếu không tìm thấy tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ cổ tử cung, một phần của âm đạo và một số mô xung quanh. Họ có thể sẽ đặt một mũi khâu để giữ tử cung và âm đạo lại với nhau.
Ngoài ra, phẫu thuật cắt cổ tử cung có thể thực hiện bằng những phương pháp sau:
- Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung theo đường âm đạo (Radical vaginal trachelectomy).
- Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung qua vết mổ thành bụng (Radical abdominal trachelectomy)
- Phẫu thuật nội soi bằng cách rạch một đường nhỏ ở bụng và chèn một ống nội soi để loại bỏ cổ tử cung.
- Phẫu thuật bằng cánh tay robot (hay robotic trachelectomy) được chèn các dụng cụ phẫu thuật vết mổ nhỏ trên da.
4. Sau phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung
Nói chung, phẫu thuật RT sử dụng phương pháp nội soi ổ bụng hoặc cánh tay robot thì người bệnh sẽ dễ dàng phục hồi hơn vì chúng ít gây xâm lấn. Hầu hết người bệnh sẽ nằm viện trong khoảng từ ba đến năm ngày.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số vấn đề như:
- Chảy máu âm đạo trong hai tuần trở lên
- Đau (bạn sẽ được kê đơn thuốc giảm đau)
- Sử dụng ống thông tiểu trong một đến hai tuần sau phẫu thuật
- Người bệnh cần hạn chế vận động như tập thể dục, leo cầu thang hoặc thậm chí lái xe trong vài tuần
- Người bệnh không được quan hệ tình dục hoặc đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo cho đến khi bạn gặp bác sĩ cho phép thực hiện, thường là từ bốn đến sáu tuần sau khi phẫu thuật.
5. Tác dụng phụ của phẫu thuật RT
Tác dụng phụ ngắn hạn của phẫu thuật RT có thể bao gồm:
- Đau đớn
- Cơ thể cảm thấy yếu ớt
- Tiểu không tự chủ
- Đau trong kỳ kinh
- Dịch âm đạo
- Nguy cơ nhiễm trùng
- Sưng chân tay
- Rối loạn chức năng tình dục
- Ham muốn tình dục thấp hơn (mặc dù ham muốn trở lại bình thường vào cuối tháng thứ 12 sau phẫu thuật)
- Lo lắng về khả năng tình dục
Hiện nay, tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trang bị đầy đủ các phương pháp để cắt bỏ tử cung, với thiết bị hiện đại, tiên tiến tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật hơn cả là kỹ thuật phẫu thuật Robot- đây là trung tâm phẫu thuật Robot tư nhân đầu tiên tại Việt Nam điều trị các bệnh lý ung thư, tiêu hóa, tiết niệu - sinh dục, phụ khoa... với tỉ lệ thành công lên đến 95%. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trang bị Robot Da Vinci do Mỹ sản xuất có cấu trúc tinh vi, hiện đại, có 4 cánh tay mô phỏng gần như hoàn hảo các động tác bàn tay con người, đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với các yêu cầu cao nhất.
Bác sĩ Lê Nhất Nguyên có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa. BS nguyên là bác sĩ khoa sản bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM. BS có chuyên môn cao và thế mạnh trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa. Hiện tại là Bác sĩ Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.