Cập nhật các phương pháp chữa bệnh ung thư

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Tô Kim Sang - Bác sĩ Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ung thư vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của y khoa trên thế giới. Tiến bộ trong các phương pháp chữa bệnh ung thư đang ngày càng tăng hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia về tỷ suất mắc mới với hơn 180.000 ca và cứ 100.000 người thì có 159 người được chẩn đoán mắc ung thư. Tuy nhiên, với sự tiến bộ không ngừng của nền y học hiện đại, bên cạnh các phương pháp điều trị cổ điển như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hiện nay chúng ta đã có thêm một số “vũ khí” khác như: Điều trị toàn thân bằng liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch; hay điều trị tại chỗ bằng các phương pháp hủy u bằng nhiệt hay thuyên tắc mạch hóa chất...

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư cổ xưa nhất. Trong một thời gian dài, phẫu thuật là liệu pháp hữu hiệu duy nhất và đến nay vẫn còn là chọn lựa đối với nhiều loại ung thư. Ngoài ra, các kỹ thuật ngoại khoa còn được sử dụng để chẩn đoán và xếp hạng giai đoạn bệnh hơn 90% các bệnh ung thư.

Mục đích điều trị của phẫu thuật có thể là điều trị tận gốc hay điều trị tạm tùy vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

  • Phẫu thuật tận gốc được áp dụng với những trường hợp bướu còn khu trú tại chỗ, tại vùng và phần mô lành xung quanh bướu có thể cắt bỏ được và không tìm thấy di căn xa. Phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u và nạo vét hạch lân cận là nguyên tắc chủ đạo. Một số trường hợp khi bệnh di căn xa đơn độc, phẫu thuật cắt bỏ triệt để khối u nguyên phát và khối u di căn cũng là một phương án khả thi giúp điều trị bệnh tận gốc.
  • Phẫu thuật tạm chủ yếu được áp dụng với những trường hợp bệnh đã di căn xa nhằm giúp giảm nhẹ triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Một số ví dụ của phẫu thuật tạm bợ là phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo hay nối tắt khi khối u gây tắc nghẽn, phẫu thuật mở dạ dày ra da hay đặt stent trong ung thư thực quản, phẫu thuật giải áp đường mật phòng nguy cơ nhiễm trùng, tử vong...
  • Ngoài ra, phẫu thuật giảm tổng khối bướu tối đa cũng là một phương pháp hữu hiệu, nhất là trong điều trị ung thư buồng trứng, vì khả năng giúp gia tăng đáp ứng và thời gian sống còn cho người bệnh.

Lưu ý: Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư cũng có thể gây ra những biến chứng đe dọa đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của một số cơ quan. Do đó, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về lợi ích, nguy cơ của cuộc mổ và những phương pháp (nếu có) giúp giảm hay cải thiện các nguy cơ.

2. Xạ trị

Xạ trị ung thư là phương pháp dùng các bức xạ ion hóa – những chùm tia mang năng lượng rất cao - để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tương tự như phẫu thuật, tầm hoạt động của xạ trị nhằm kiểm soát ung thư tại chỗ tại vùng và mục đích điều trị có thể là điều trị tận gốc hay tạm tùy vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Các phương pháp xạ trị bao gồm xạ trị ngoài, xạ trị áp sát:

  • Xạ ngoài là nguồn phóng xạ nằm bên ngoài cơ thể do các máy phát ra tia. Bác sĩ sẽ dùng các loại máy này để chiếu tia trực tiếp lên khu vực có khối u nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này rất phù hợp với ung thư giai đoạn sớm. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau xạ trị. Bởi tia xạ có thể gây tổn thương cả những mô lành và cơ quan lân cận.
  • Tia xạ tại chỗ: Với phương pháp này, nguồn phóng xạ có thể được đặt bên trong cơ thể người bệnh, sát với bướu nhằm giúp liều xạ tại bướu tăng lên rất cao nhưng lại giảm liều xạ tối đa lên các mô lành xung quanh.

Ngoài ra, xạ trị chuyển hóa bằng các dược chất phóng xạ cũng là một phương pháp. Tuy nhiên, khác với xạ trị ngoài và xạ trị áp sát, xạ trị chuyển hóa mang tính chất toàn thân hơn. Một số ví dụ như Iod 131 trong điều trị ung thư tuyến giáp, Strontium 89 trong điều trị giảm đau di căn xương...

3. Hóa trị

Hóa trị trong ung thư thường được hiểu là phương pháp điều trị ung thư bằng các thuốc hóa học có tính gây độc tế bào. Đây là một trong các biện pháp điều trị mang tính chất toàn thân. Bên cạnh các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng như phẫu thuật và xạ trị, hóa trị đã có những đóng góp đáng kể trong việc quản lý người bệnh ung thư ở nhiều giai đoạn khác nhau, đặc biệt là ở giai đoạn muộn, khi mà phẫu thuật hay xạ trị không thể mang lại hiệu quả.

Mục đích của hóa trị phụ thuộc vào loại bệnh học, giai đoạn lâm sàng, tình trạng điều trị trước đó và thể trạng người bệnh. Dựa vào từng trường hợp cụ thể, vai trò của hóa trị có thể khác nhau. Hiện có các chỉ định hóa trị ung thư như sau:

  • Hóa trị gây đáp ứng cho các ung thư giai đoạn tiến xa
  • Hóa trị hỗ trợ sau điều trị tại chỗ, tại vùng các ung thư giai đoạn sớm
  • Hóa trị tân hỗ trợ trước điều trị tại chỗ, tại vùng các ung thư giai đoạn sớm hay tiến xa
  • Hóa trị tại chỗ trong các khoang, hốc cơ thể như hóa trị trong khoang phúc mạc, hóa trị nội bàng quang hay bơm thuốc vào động mạch...

Ngoài tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc hóa trị cũng tiêu diệt cả những tế bào lành nên thường gây nhiều tác dụng không mong muốn lên nhiều cơ quan trong cơ thể. Chính vì thế, bác sĩ và người bệnh nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc hóa trị và khi đã dùng thuốc thì người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều chỉnh liều thuốc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

4. Phương pháp hóa tắc mạch

Hóa tắc mạch điều trị ung thư là một tiến bộ trong ngành điện quang can thiệp, được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư gan không thể điều trị triệt để bằng ghép gan, phẫu thuật cắt gan hay phá hủy u tại chỗ. Phương pháp này kết hợp cả bơm hóa chất vào khối u gan và gây tắc mạch. Các bác sĩ sẽ đưa một ống thông tới vị trí động mạch nuôi khối u, sau đó bơm hoá chất vào trong khối u gây tắc mạch. Khi đó, khối u bị tiêu diệt dần do hóa chất và do giảm nguồn cung cấp máu.

Mặc dù đây không phải là phương pháp điều trị triệt để nhưng là biện pháp xâm lấn tối thiểu, ít nguy cơ biến chứng và có hiệu quả khá tốt; tuy nhiên có nguy cơ cần phải thực hiện lặp lại nhiều lần nếu lần đầu tiên không hiệu quả hoặc hiệu quả không hoàn toàn. Phương pháp hóa tắc mạch có thể được sử dụng đơn lẻ trong điều trị các khối u gan nhỏ hoặc được dùng phối hợp với các phương pháp khác như phá hủy u tại chỗ bằng sóng cao tần để điều trị các khối u gan đơn độc có kích thước tương đối lớn khoảng 5-8 cm.

5. Điều trị hủy u tại chỗ

Phương pháp điều trị hủy u tại chỗ bằng nhiệt bao gồm đốt nhiệt sóng cao tần (Radiofrequency ablation-RFA), đốt vi sóng (Microwave Ablation-MA) đang ngày càng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi vì đây là các phương pháp giúp điều trị triệt để, hiệu quả và an toàn nhưng ít gây xâm lấn.

Phương pháp này sử dụng một hoặc vài kim nhỏ đưa vào bên trong khối u, sau đó dùng nhiệt lượng phát ra từ đầu kim đó để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một biện pháp triệt căn ung thư khi khối u có kích thước nhỏ, được chỉ định thay thế cho phẫu thuật khi người bệnh không đủ sức khoẻ hoặc chức năng cơ quan không phù hợp để phẫu thuật, dị ứng thuốc gây mê.

Một số ưu điểm của phương pháp đốt sóng cao tần điều trị bệnh ung thư như:

  • Xâm lấn tối thiểu, không cần gây mê.
  • Giảm những tai biến do phẫu thuật gây ra.
  • Thời gian phục hồi và nằm viện ngắn.
  • Hiệu quả điều trị cao.

Hiện nay đốt sóng cao tần mới được sử dụng trong điều trị một số trường hợp như khối u nguyên phát hoặc di căn ở gan, phổi, xương, thận.

6. Liệu pháp nội tiết

Liệu pháp nội tiết thường được chỉ định trong điều trị các loại ung thư có liên quan đến nội tiết như ung thư vú thể nội tiết dương tính, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng. Các yếu tố nội tiết hay dùng trong điều trị bệnh ung thư là Estrogen, Progesterone, Androgen, Corticosteroid, Thyroxine...

Phương pháp điều trị này thường nhẹ nhàng, ít tác dụng phụ. Trong giai đoạn hỗ trợ sau phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị, sử dụng liệu pháp nội tiết giúp gia tăng hiệu quả điều trị. Trong giai đoạn di căn, nếu người bệnh không có triệu chứng rầm rộ, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như không diễn tiến gần đến bệnh đe dọa tính mạng thì liệu pháp nội tiết cũng có thể là một lựa chọn tốt cho người bệnh.

7. Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích là một phương pháp điều trị ung thư mới, mang lại hy vọng sống còn lâu dài cho người bệnh. Phương pháp nhắm đến tác động vào các “đích” đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung và phát triển khối bướu. Hiện có hai nhóm thuốc:

  • Kháng thể đơn dòng: Được sử dụng chủ yếu bằng đường truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc trọng lượng phân tử nhỏ: Được sử dụng chủ yếu bằng đường uống.

Hiện có nhiều ung thư có thể được điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại - trực tràng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư đầu cổ...Tuy nhiên, cần sinh thiết khối bướu và làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch hay sinh học phân tử để đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng thuốc nhắm đích trước khi thực hiện.

8. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị ung thư mới, sử dụng hệ thống miễn dịch của chính người bệnh để chống lại căn bệnh ung thư đang mắc phải. Trên thế giới hiện có 5 phương pháp miễn dịch đã, đang được nghiên cứu và áp dụng. Tùy theo từng phương pháp mà chúng có cơ chế hoạt động khác nhau. Một số liệu pháp giúp hệ miễn dịch tăng cường chống chọi lại bệnh, số khác “hướng dẫn” hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư.

Điều trị miễn dịch với nhóm thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch là phương pháp nổi bật nhất hiện nay. Điểm kiểm soát miễn dịch giúp hệ miễn dịch của cơ thể không hoạt động quá mức, tránh tổn hại đến các tế bào lành trong cơ thể. Bằng cách khóa những chốt điểm kiểm soát miễn dịch, những thuốc này có thể giải phóng “phanh hãm” của hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng đơn trị hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác tùy vào từng loại bệnh, giai đoạn lâm sàng và đặc điểm khối bướu.

Hiện nay, liệu pháp miễn dịch đã được phê duyệt điều trị cho nhiều loại bệnh ung thư trong giai đoạn di căn và đang dần được chấp thuận trong điều trị hỗ trợ bệnh giai đoạn sớm.

9. Ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư là sử dụng tế bào gốc tách chiết từ tủy xương, dây rốn hoặc máu, truyền vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch. Khi đã vào cơ thể, các tế bào gốc này di chuyển đến tủy xương và thay thế các tế bào hư hỏng trong quá trình điều trị ung thư.

Nguồn tế bào gốc sử dụng có thể từ bản thân người bệnh (tự ghép) hoặc từ người hiến (dị ghép) hoặc từ anh chị em sinh đôi của người bệnh (cùng hệ). Ghép tế bào gốc thường không có tác dụng trực tiếp trong quá trình điều trị ung thư. Mục tiêu là để các tế bào gốc sẽ tăng sinh, phát triển thay thế các tế bào đã bị phá hủy do xạ trị hoặc hóa trị liều cao. Tuy nhiên, trong ghép tế bào gốc đồng loại (dị ghép), tế bào bạch cầu từ người hiến tặng tấn công vào tế bào ung thư, do vậy có thể trực tiếp chống lại ung thư.

Chữa ung thư bằng tế bào gốc thường được sử dụng cho những người mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u nguyên bào thần kinh và đa u tủy.

10. Chăm sóc giảm nhẹ

Chăm sóc giảm nhẹ thường bị hiểu lầm là phương hướng điều trị sau khi không còn điều trị đặc hiệu nào khác cho người bệnh. Tuy nhiên, chăm sóc giảm nhẹ xuyên suốt quá trình điều trị đặc hiệu bệnh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là một phương pháp điều trị hỗ trợ triệu chứng (do bệnh hay do các phương pháp điều trị khác gây ra) và các vấn đề tâm lý, thực thể khác thông qua việc tư vấn, hỗ trợ nhằm giải quyết các vấn đề tâm lý-xã hội và tâm linh mà người bệnh và gia đình họ phải chịu đựng.

11. Các liệu pháp y học cổ truyền

Các liệu pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt cũng có tác dụng giúp hỗ trợ triệu chứng mệt mỏi, đau cho người bệnh ung thư. Một số vị thuốc trong y học cổ truyền có thể điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, những dữ liệu về hiệu quả của những loại thuốc y học cổ truyền này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ để có thể áp dụng vào thực tế tại thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, nhiều người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hoạt chất chính Oncolysin (cao sơn đậu căn, kẽm salicylate, methylsulfonylmethan) giúp phá vỡ lớp vỏ ngụy trang bao quanh tế bào ung thư, để hệ miễn dịch tìm được đường vào và tấn công tế bào ung thư một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, sản phẩm còn kết hợp các thảo dược quý khác như cao lá đu đủ, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, cao bán biên liên, cao củ sả và KI có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của xạ trị, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Tóm lại, cho đến nay chúng ta có trong tay nhiều “vũ khí” chống ung thư. Các vũ khí có tầm hoạt động khác nhau như tại chỗ, tại vùng hoặc toàn thân. Vì bệnh ung thư có bệnh sử tự nhiên thường diễn tiến từ tại chỗ tại vùng đến di căn xa nên để điều trị đạt hiệu quả tối đa, cần có một chiến lược điều trị phối hợp hài hòa giữa các phương pháp với nhau dựa trên quá trình diễn tiến bệnh – đây được xem là điều trị toàn diện hay điều trị đa mô thức.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ONCOLYSIN

Hỗ trợ giảm ung bướu, nâng cao sức đề kháng

Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng khả năng chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

ONCOLYSIN

Thành phần: Oncolysin (cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, Kẽm salicylat); Cao củ Sả; cao Bạch hoa xà thiệt thảo 75mg; Cao lá Đu đủ 50mg; cao Bán biên liên 50mg; Cao Xạ đen 50mg; Iod; Selen.

Đối tượng sử dụng: Người bị suy giảm sức đề kháng và các trường hợp giảm sức đề kháng cơ thể do xạ trị, hóa trị. Người tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hóa.

Hướng dẫn sử dụng: Nên uống 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt.

Số GPQC: 00682/2019/ATTP-XNQC

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Xem thêm thông tin về Oncolysin TẠI ĐÂY!

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe