Cảnh giác trầm cảm ở học sinh sinh viên

Thiếu ngủ, duy trì những thói quen ăn uống có hại, hạn chế trong việc tập luyện thể thao cùng với áp lực giảng đường, những nỗi lo về tài chính đều là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm ở học sinh sinh viên, khiến họ bỏ bê học hành cũng như dẫn đến các hệ lụy khôn lường khác.

1. Một vài con số đáng báo động về tự tử và trầm cảm ở học sinh sinh viên

Các vụ tự tử ở thanh thiếu niên đã tiếp tục gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Vẫn còn những con số đáng báo động sau:

  • Cứ mỗi 100 phút, một thanh thiếu niên tự sát.
  • Tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ ba đối với thanh niên từ 15 đến 24 tuổi.
  • Khoảng 20% thanh thiếu niên bị trầm cảm trước khi đến tuổi trưởng thành.
  • Từ 10 đến 15% bị các triệu chứng cùng một lúc.
  • Chỉ có 30% thanh thiếu niên trầm cảm đang được điều trị.

Tỷ lệ học sinh trung học cho biết, các em có ý định nghiêm túc về việc tự tử đã giảm từ 29% vào năm 1991 xuống 14% vào năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng lên kể từ thời điểm đó, đạt 17% vào năm 2017. Cũng tỷ lệ này đối với sinh viên cho biết đã cố gắng tự tử vẫn tương đối ổn định trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 (từ 7 đến 9%) nhưng giảm từ 8% năm 2005 xuống 6% năm 2009. Xu hướng này đảo ngược vào năm 2011, với tỷ lệ tăng lên 8%/năm và 9% vào năm 2015, trước khi giảm xuống 7% vào năm 2017.

Một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều, 2 đến 3% học sinh trung học cho biết, cần được chăm sóc y tế do cố gắng tự tử và tỷ lệ này không đổi từ năm 1991 đến năm 2009. Tuy nhiên, tỷ trọng này tăng từ 1,9% năm 2009 lên 2,8% năm 2015. Năm 2017, tỷ trọng này là 2,4%.

Tỷ lệ nữ sinh cho biết các em đã có ý định nghiêm túc về việc tự tử (lần lượt là 22% và 12% vào năm 2017) cao hơn nam giới (tương ứng là 9 và 5%) và cần được chăm sóc y tế (tương ứng là 3,1 và 1,5%). Tuy nhiên, nam giới có khả năng tự tử thành công cao hơn nhiều.

Vào năm 2017, các nữ sinh lớp 9 có nguy cơ tìm cách tự tử cao gần gấp đôi so với các bạn lớp 12 (11 so với 6%). Không có sự khác biệt đáng chú ý về trình độ giữa các nữ giới thật sự nghĩ đến việc tự tử (20 đến 23%, theo cấp lớp) hoặc báo cáo nỗ lực tự tử của các em cần được chăm sóc y tế (2,5 đến 3,8%). Trong số nam giới vào năm 2017, học sinh lớp 12 có nhiều khả năng hơn học sinh lớp 9 báo cáo nghiêm túc về việc tự tử, lần lượt là 15 và 10%.

Một số thanh thiếu niên có nhiều nguy cơ bị trầm cảm và tự tử hơn những người khác. Những yếu tố bao gồm:

  • Thanh thiếu niên nữ phát triển trầm cảm thường xuyên hơn nam giới gấp đôi.
  • Thanh thiếu niên bị lạm dụng và bị bỏ rơi đặc biệt có nguy cơ.
  • Thanh thiếu niên mắc bệnh mãn tính hoặc các tình trạng thể chất khác đều có nguy cơ mắc bệnh.
  • Thanh thiếu niên có tiền sử gia đình bị trầm cảm hoặc bệnh tâm thần.
  • Thanh thiếu niên có vấn đề về tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện không được điều trị: Khoảng 2/3 thanh thiếu niên mắc chứng trầm cảm nặng cũng phải đối mặt với chứng rối loạn tâm trạng khác như rối loạn nhịp tim, lo lắng, hành vi chống đối xã hội hoặc lạm dụng chất kích thích.
  • Những người trẻ từng trải qua chấn thương hoặc sự đổ vỡ trong gia đình, bao gồm cả ly hôn và cái chết của cha mẹ.

Trầm cảm ở học sinh đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây
Trầm cảm ở học sinh đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây

2. Chứng trầm cảm, rối loạn lo âu lưỡng cực ở học sinh, sinh viên

Thiếu ngủ, việc duy trì những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe và sự hạn chế trong việc tập luyện thể thao đều là những nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở và phổ thông.

Cùng với áp lực giảng đường, những nỗi lo về tài chính, việc làm ngoài giờ và các mối quan hệ đổ vỡ hợp thành gánh nặng về tinh thần lẫn thể xác khiến cho sinh viên bỏ bê học hành cũng như dẫn đến các hệ lụy khôn lường khác.

3. Những rủi ro và hậu quả mà chứng trầm cảm gây ra cho học sinh, sinh viên.

Nếu trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở, sinh viên không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, hành vi và sức khỏe, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của thanh thiếu niên. Các biến chứng liên quan đến trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể bao gồm:

  • Lạm dụng rượu và ma túy
  • Các vấn đề học tập
  • Xung đột gia đình và khó khăn trong mối quan hệ
  • Vi phạm pháp luật ở độ tuổi vị thành niên
  • Nỗ lực tự sát hoặc tự sát

Đối mặt với những tác động tiêu cực tới tinh thần từ môi trường đại học. Những học sinh sinh viên vốn chưa có trải nghiệm với cuộc sống mới mẻ này sẽ phải tự mình đương đầu với những khoản nợ học phí, sinh hoạt. Bên cạnh đó, triển vọng việc làm với tấm bằng đại học hậu tốt nghiệp của họ cũng được đánh giá là thấp hơn so với các thế hệ trước. Những điều trên làm gia tăng các mối quan ngại về chứng trầm cảm ở học sinh sinh viên hiện nay.

Học sinh sinh viên mắc phải chứng trầm cảm sẽ dễ mắc phải các vấn đề tiêu cực như sử dụng rượu bia, nghiện chất kích thích, cũng như bắt đầu các thói quen tình dục đầy rủi ro để triệt tiêu nỗi đau tinh thần hơn là các bạn học đồng trang lứa không gặp phải chứng bệnh tâm lý này.

4. Vấn đề với tình yêu học đường

Chia tay người yêu thường sẽ đẩy sinh viên vào trạng thái tâm lý trầm cảm bởi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, khó ngủ và sự khó khăn trong việc kiểm soát suy nghĩ. Ước tính có đến 43% sinh viên sẽ phải gánh chịu chứng mất ngủ trong vòng nhiều tháng sau khi chia tay. Họ thường là những người đã trải qua sự thờ ơ và ngược đãi của người khác thời thơ ấu, có trạng thái gắn bó cảm xúc thiếu đảm bảo, dễ dàng cảm thấy bị phản bội và ít chuẩn bị tâm lý cho việc mối quan hệ đổ vỡ.

May mắn thay, thời gian sẽ là liệu pháp chữa lành chứng trầm cảm hậu chia tay hiệu quả nhất. Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tương tác cá nhân và đặc biệt là liệu pháp chữa lành tâm lý cũng là những quá trình trị liệu đáng tin cậy trong việc đem lại một tinh thần phấn chấn cho sinh viên bị dày vò tình cảm.


Trầm cảm ở học sinh dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường
Trầm cảm ở học sinh dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường

5. Tình trạng tự tử ở học sinh sinh viên

Tại Hoa Kỳ, tự tử là nguyên nhân lớn thứ hai trong tỉ lệ tử vong của nhóm người từ 15 đến 34 tuổi. Có đến 8,3% người trẻ từ độ tuổi 18 đến 25 duy trì những suy nghĩ đầy tính cực đoan trong việc tự tử.

Và nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tỉ lệ tự tử nghiêm trọng này chính là chứng trầm cảm, rối loạn lo âu lưỡng cực. Bên cạnh đó, còn là sự xuất hiện của các nguyên nhân khác như:

  • Lạm dụng chất kích thích
  • Tiền sử sức khỏe của gia đình về bệnh trầm cảm và tâm thần
  • Có ý định tự tử từ trước
  • Gặp phải nhiều nỗi đau tâm lý
  • Cách kiểm soát vũ khí và đồ gây thương tích
  • Có quan hệ với những học sinh sinh viên có biểu hiện cổ xúy hành động tự sát
  • Có biểu hiện tự hủy hoại như tự làm bỏng và rạch da.

6. Việc chẩn đoán và điều trị trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Môi trường đại học luôn tạo ra áp lực cho học sinh sinh viên, chính vì thế mà sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình, bạn bè, khoa ngành và cố vấn nhà trường luôn trở nên rất cần thiết đối với học sinh sinh viên, đặc biệt là những em có biểu hiện hoặc đang phải chịu đựng chứng trầm cảm.

Bản thân các em thường sẽ trở nên bị động trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ với tình trạng trầm cảm do lo sợ sự kỳ thị xã hội. Một đánh giá về sức khỏe tinh thần bao hàm sự phát triển từ nhỏ của các em và lịch sử bệnh về tâm thần của gia đình, biểu hiện học tập tại lớp và bất kỳ biểu hiện tự hủy hoại nào nên được sử dụng làm tiền đề cho kế hoạch điều trị.

Giải pháp tốt nhất để cải thiện chứng trầm cảm ở học sinh sinh viên thường là sự phối hợp điều trị giữa các loại thuốc chống trầm cảm và liệu pháp trao đổi thông tin trực tiếp, như liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tương tác cá nhân. Việc thường xuyên tập luyện thể thao, sở hữu chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi trầm cảm ở học sinh sinh viên.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân hoặc người thân có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm, người bệnh cần đến sự giúp đỡ và tư vấn từ bác sĩ để được điều trị, tránh hậu quả xấu mà bệnh gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: childtrends.org, healthline.com, discoverymood.com, mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe