Đột quỵ sau khi tập thể thao chủ yếu là bởi người bệnh đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp thời tiết lạnh đột ngột.
1. Bệnh đột quỵ là gì?
Khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ khiến cho não không nhận đủ oxy gây ra tình trạng đột quỵ. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và não bị tổn thương. Bệnh đột quỵ chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.
2. Cảnh giác đột quỵ sau tập thể thao
Đột quỵ sau khi luyện tập thể thao là bởi nguyên nhân người bệnh đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp với thời tiết lạnh đột ngột.
Theo các chuyên gia, khi bản thân người bệnh đã có sẵn các yếu tố bệnh lý dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não rất dễ có nguy cơ cao bị đột quỵ. Ngoài ra, nếu người tập cũng không thể kiểm soát được mức độ luyện tập sẽ dẫn đến tình trạng vận động một cách quá mức.
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ bao gồm: Béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, ít vận động, lối sống không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng, bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa đái tháo đường,... Người già chính là đối tượng thường gặp phải các bệnh lý này. Đối với những bệnh nhân trẻ bị đột quỵ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, mạch máu bất thường, tình trạng đông máu khiến nguy cơ vỡ mạch máu cao, hoặc tắc mạch máu gia tăng.
Do đó, việc luyện tập cường độ trung bình hoặc thấp mà đều đặn sẽ tốt hơn việc tập thể dục cường độ cao, giúp cơ thể người tập dẻo dai hơn và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, tim mạch, thừa cân...
Theo các bác sĩ, do quy trình tuân thủ điều trị của người bệnh kém nên các ca đột quỵ ngày càng gia tăng. Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhiều người vẫn tự ý mua thuốc hoặc tự mua thuốc, không đến khám lại theo lịch kiểm tra. Để đề phòng bệnh, người đã bị đột quỵ vẫn cần phải dùng thuốc, hầu như sẽ phải dùng thuốc trọn đời để phòng tái phát bởi không có nghĩa uống thuốc điều trị là đã hết bệnh.
Thêm vào đó, để tầm soát các yếu tố nguy cơ và điều trị sớm, người bệnh cần có ý thức phòng bệnh cao, nhất là với giới trẻ, tâm lý chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ.
Nhiều trường hợp bị đột quỵ đã xuất hiện các triệu chứng bệnh sớm nhưng không nhận ra, và khi ra đến viện thì đã muộn. Trường hợp này chiếm tới 1⁄3 các ca đột quỵ, thường gặp ở những người đột quỵ nhẹ, hay còn được gọi là “ cơn thiếu máu thoáng qua”.
Một số dấu hiệu có thể xuất hiện và sớm trở lại như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong vài phút. Sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua các triệu chứng này nhưng chính điều này tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh. Những biểu hiện này chính là các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ não.
3. Ai có nguy cơ đột quỵ sau tập thể thao?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não), xảy ra khi tổn thương một phần não bộ do mạch máu đi nuôi não bị tắc gây đột quỵ. Oxy không được cung cấp đủ cho não, đột ngột ngưng trệ trong vài phút, tế bào não bắt đầu chết dần và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Nhịp tim sẽ thay đổi, đập nhanh hơn khi tập luyện thể thao. Sẽ rất nguy hiểm khi nhịp tim tăng nhanh nếu không thường xuyên luyện tập để kiểm soát nhịp tim, huyết áp cũng sẽ tăng theo, kèm theo các các cơn thiếu máu não. Những biểu hiện này thường chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút sau đó người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, đây chính là những dấu hiệu cảnh báo những cơn đột quỵ sau này. Một số triệu chứng đột quỵ có thể nhận biết như choáng váng, đau đầu dữ dội, cứng cổ, buồn nôn, mất thị lực, thấy hình nhân đôi, mất ý thức, khó đánh thức, thậm chí một số trường hợp tử vong ngay.
Những đối tượng dễ gặp đột quỵ khi luyện tập thể thao là những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, bệnh hen suyễn, bệnh liên quan đến hô hấp, nghiện rượu bia, hút thuốc lá, người lớn tuổi đang bị rối loạn về nhận thức.
Ai cũng có thể tập thể thao nhưng thể trạng của mỗi người không giống nhau, do đó, cần phải dựa vào tình trạng sức khỏe để áp dụng lượng bài tập phù hợp, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Để đảm bảo sự an toàn khi luyện tập, người mắc các bệnh trên cần cẩn thận, tránh vận động quá sức, tốt nhất nên có huấn luyện viên quan sát và kiểm tra nhịp tim liên tục. Khi tập luyện, luôn chú ý kiểm tra nhịp tim và giữ nhịp tim ở vùng an toàn (<75% nhịp tim tối đa), kiểm tra huyết áp mỗi ngày (huyết áp luôn giữ ổn định ở mức 120/80mmHg), luôn mang theo thuốc xịt hen suyễn khi mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp cần lưu ý chế độ tập luyện, dinh dưỡng. Để tránh béo phì ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch nên điều chỉnh trọng lượng cơ thể. Duy trì ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Để cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe tốt nên tập luyện 3-5 ngày/tuần. Hạn chế những thức ăn có lượng cholesterol cao. Mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước.
Bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh, chịu được môn thể thao gắng sức khi luyện tập và tìm đến một huấn luận viên hướng dẫn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn. Luyện tập với tư thế chuẩn, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Bạn nên lựa chọn những bài tập có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch. Chỉ nên chạm ngưỡng cao nhất là mức độ hơi khó thở nhưng vẫn có thể trò chuyện được khi tập luyện. Nên đan xen các khoảng nghỉ, không nên quá gắng sức liên miên. Khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định mới tập hiệp tiếp theo. Hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 3 ngày nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị mệt hoặc cảm thấy có dấu hiệu khác thường. Nếu thấy các dấu hiệu của đột quỵ ngày một rõ nét, nên đi khám bác sĩ ngay.
4. Cách xử trí khi có đột quỵ
Ngay lập tức gọi cấp cứu 115 vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất. Tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để 'cứu não'" nếu người bệnh có bất cứ biểu hiện của các triệu chứng nêu trên.
Để giúp người bệnh thở tốt, cần giữ thông thoáng môi trường chung quanh trong khi chờ xe cấp cứu. Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng nếu bệnh nhân còn tỉnh táo. Cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa. Để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng bấm huyệt, châm cứu, đánh gió. Không cho bệnh nhân ăn uống hay dùng thuốc.
Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) đến khi tim đập lại trong trường hợp bệnh nhân không có mạch hoặc ngừng thở.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.