Can thiệp động mạch đốt sống: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lương Tấn - Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Động mạch đốt sống là động mạch lớn ở cổ thường bắt nguồn từ động mạch dưới đòn có chức năng là thành phần cấp máu cho phần trên tủy sống, thân não, tiểu não và não sau. Ở một số trường hợp bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não do hẹp động mạch đốt sống thì bác sĩ cần cân nhắc và chỉ định can thiệp bằng stent để đạt được hiệu quả điều trị

1. Thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống thân nền là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý hay gặp ở độ tuổi trên 50 với các biểu hiện như đau đầu, đau cổ gáy, chóng mặt với nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm vì nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ nhồi máu não hệ sống nền khi huyết khối gây tắc hoàn toàn và bệnh nhân tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn, phù não.

Thực tế não được nuôi dưỡng bởi 2 hệ thống là hệ động mạch cảnh ở phía trước chi phối toàn bộ phần lớn bán cầu đại não và phía sau là hệ đốt sống thân nền. Trong khi hệ động mạch cảnh có tuần hoàn bàng hệ phong phú nên khả năng bù trừ tương đối tốt khiến cho các biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não hệ cảnh ít gặp thì các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống nền hay gặp hơn do cung lượng đến động mạch đốt sống chỉ bằng 10% cung lượng đến động mạch cảnh.

Thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống thân nền rất hay gặp với nguyên nhân chủ yếu do xơ vữa động mạch, khu trú tại nơi xuất phát của động mạch não. Khi gặp các yếu tố kết hợp khác như huyết áp động mạch thấp thì sẽ có những triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não. Thoái hóa cột sống cổ cũng là một nguyên nhân có thể gây ra bệnh tùy thuộc vào mức độ thoái hóa khớp, mấu gai bên cột sống gây chèn ép động mạch đốt sống.


Thiểu năng tuần hoàn não gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng máu
Thiểu năng tuần hoàn não gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng máu

2. Can thiệp động mạch đốt sống bằng stent như thế nào?

Đặt stent động mạch đốt sống được thực hiện như sau:

  • Điều trị ASA, Clopidogrel trên 3 ngày
  • Đường vào có thể là động mạch đùi hoặc động mạch quay, động mạch cánh tay
  • JR4, IMA, MP, thường dùng Neuron Max longsheat
  • Heparin 50-70 đơn vị/kg: ACT 240-300 giây
  • Thường sử dụng wire 0,035’’ ở động mạch dưới đòn
  • Dẫn đường roadmap, wire 0,014’’ có/không có thiết bị bảo vệ đoạn xa
  • Nong trước bằng bóng mạch vành với trường hợp hẹp khít
  • Đường kính mạch thường 2,75-5,5 mm, trung bình 4,5 mm, chiều dài trung bình 5-10mm. Sử dụng stent mạch vành, mạch thận hoặc stent mạch cảnh
  • Tổn thương lỗ vào, sử dụng stent nở bằng bóng hơn là stent mạch cảnh. Thường đặt vào động mạch dưới đòn khoảng 2mm
  • Tỷ lệ tái hẹp cao lên tới 43% thường liên quan đến không phủ hết tổn thương, khả năng chống đỡ của stent
  • Cân nhắc sử dụng stent phủ thuốc (DES), ưu tiên stent nở bằng bóng vì khả năng chống đỡ tốt
  • Xác định chính xác vị trí, bơm áp lực từ từ khoảng 8 atm
  • Kéo bóng vào trong stent lên áp lực 12-14 atm nhằm hạn chế nguy cơ bóc tách đoạn xa, làm loe đầu stent
  • Có thể sử dụng Nitroglycerin giãn mạch đánh giá chính xác kích thước mạch
  • Luôn đánh giá lâm sàng, chụp đánh giá lại tình trạng mạch máu sau can thiệp đánh giá biến chứng
  • Khi rút dù bảo vệ đoạn xa, thường đẩy guiding vào trong stent rồi mới rút dù

Tai biến mạch não có thể xảy ra sau thủ thuật
Tai biến mạch não có thể xảy ra sau thủ thuật

Tỷ lệ thành công của thủ thuật là khoảng 94-100% những vẫn có thể gặp một số biến chứng hiếm gặp như bóc tách, co thắt mạch, huyết khối, máu chảy, tai biến mạch não thoáng qua và tai biến thực thụ.

Bệnh hẹp động mạch đốt sống thể gây nhồi máu và nguy cơ gây bệnh nhân ngã vì vậy bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm để điều trị sớm. Bệnh viện Vinmec có đầy đủ máy tăng sáng và phương tiện can thiệp động mạch đốt sống để kết quả điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe