Cai sữa cho bé: Mọi thứ bạn cần biết về giai đoạn này

Cai sữa là một cách ngày càng phổ biến để tập cho trẻ sử dụng những thực phẩm hằng ngày mà không cần đến sự hỗ trợ của cháo dinh dưỡng bán sẵn ngoài thị trường. Những lợi ích bao gồm đơn giản hóa thời gian cho trẻ ăn, kiểm soát sự thèm ăn, giúp trẻ ít quấy khóc hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhấn mạnh những nhược điểm của nó, chẳng hạn như tăng nguy cơ trẻ mắc nghẹn.

1.Cai sữa là gì

Quá trình cai sữa cho trẻ hay còn gọi là quá trình ăn dặm (BLW) được giới thiệu lần đầu tiên vào khoảng 15 năm trước và đã trở nên phổ biến kể từ đó. Ăn dặm là quá trình giới thiệu những thực phẩm chất rắn cho trẻ đang bú mẹ hoặc bú bình. BLW khuyến khích giới thiệu những thực phẩm thông qua việc cho trẻ tự ăn, bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi.

Thay vì chuyển dần từ các phần ăn trẻ em sang các món ăn thông thường cùng gia đình khi trẻ lớn lên, BLW khuyến khích các bậc cha mẹ cung cấp các thực phẩm thông thường có kích cỡ nhỏ cho trẻ từ khi trẻ còn nhỏ.

Các bậc phụ huynh có quyền lựa chọn những loại thực phẩm, thời gian khi nào cho trẻ ăn, và hình thức chế biến để cung cấp cho trẻ để trẻ có thể tự ăn tốt nhất. Đổi lại, trẻ được chọn những gì trẻ thích ăn, số lượng, khẩu phần và tự căn chỉnh tốc độ ăn.

2.Lợi ích của việc cai sữa/ ăn dặm


Bé ăn dặm
Bé ăn dặm

2.1 Giúp trẻ có thói quen ăn tốt

BLW nhấn mạnh vào việc để trẻ em tự chọn những gì trẻ muốn ăn và khối lượng đồ ăn, khiến trẻ tham gia tích cực vào quá trình ăn thay vì là người nhận thụ động. Bởi vì điều này, BLW thường được tuyên bố áp dụng để thúc đẩy các hành vi ăn uống lành mạnh hơn sau khi trẻ trưởng thành.

Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ cai sữa theo phương pháp BLW có khả năng cảm nhận cảm giác đói và no sớm hơn, từ khoảng 18 đến 24 tháng tuổi, từ đó có tăng ý thức và khả năng chủ động ăn. Hơn nữa, việc sớm có nhận thức về thói quen ăn uống giúp giảm tỷ lệ béo phì và thừa cân ở trẻ.

2.2 Ngăn ngừa thừa cân

BLW có thể bảo vệ trẻ em khỏi tăng cân quá mức. Các chuyên gia tin rằng điều này có thể là do trẻ tham gia vào quá trình ăn uống của bản thân từ sớm.

Với BLW, trẻ sơ sinh được phép cầm thức ăn và đưa chúng vào miệng theo tốc độ của riêng chúng, với rất ít ảnh hưởng từ cha mẹ. Trẻ cũng có thể có cơ hội chủ động để ngừng ăn khi cảm thấy no. Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ theo phương pháp BLW có nhiều khả năng có cân nặng trong phạm vi bình thường hơn những đứa trẻ cai sữa bằng cách sử dụng phương pháp truyền thống.

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 1% trẻ cai sữa sử dụng phương pháp BLW được cho là mắc chứng béo phì so với 11% ở nhóm không sử dụng BLW. Tuy nhiên, các nghiên cứu lớn hơn và gần đây chưa kết luận mối liên hệ nào giữa phương pháp cai sữa và trọng lượng trẻ sơ sinh.

2.3 Giảm chứng biếng ăn

BLW thường được tuyên bố là giúp giảm hành vi kén ăn ở trẻ và thúc đẩy việc tiêu thụ đa dạng loại thực phẩm hơn. Trong một nghiên cứu, những trẻ được cai sữa theo phương pháp BLW được chính phụ huynh đánh giá là ít quấy khóc hơn trong quá trình ăn.Trong một nghiên cứu khác, những trẻ cai sữa bằng cách BLW thường có xu hướng ít thích đồ ngọt hơn.

Những người đề xuất BLW thường nói về sự tiện lợi như là yếu tố quyết định sử dụng phương pháp này. Phụ huynh không còn cần phải suy nghĩ về việc làm hoặc mua các món ăn phù hợp mà chỉ cần cung cấp cho trẻ các món ăn cùng gia đình ở khẩu phần và kích cỡ phù hợp. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng giảm bớt căng thẳng trong việc cho trẻ ăn khi trẻ được tự lựa chọn loại thực phẩm yêu thích từ đó giảm tình trạng chán ăn và kén ăn.

3.Cách bắt đầu cho trẻ cai sữa


Các loại hạt thích hợp với phương pháp BLW
Các loại hạt thích hợp với phương pháp BLW

3.1 Một số thực phẩm thích hợp với phương pháp BLW:

  • Trái bơ
  • Khoai tây nướng không vỏ hoặc khoai lang
  • Trái chuối
  • Đậu hoặc đậu Hà Lan, nghiền nhẹ
  • Thịt xay
  • Các loại hạt
  • Trứng luộc kỹ
  • Đậu lăng
  • Cháo bột yến mạch
  • Cá hồi
  • Đậu xanh luộc mềm
  • Cà rốt hấp hoặc cắt nhỏ
  • Bông cải xanh hấp
  • Sữa chua không đường

Phụ huynh nên lưu ý rằng việc bổ sung chất sắt cho trẻ là rất quan trọng, vì chất dinh dưỡng này đóng vai trò thiết yếu trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Những ví dụ điển hình về thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt, trứng, cá, đậu và rau xanh.Việc cắt thức ăn của trẻ thành các miếng nhỏ trẻ có thể tự cầm nắm được cũng rất cần thiết để hỗ trợ nướu của trẻ. Sau khi chuẩn bị các loại thực phẩm phù hợp với BLW, phụ huynh nên đặt một lượng nhỏ trước mặt trẻ và cho phép trẻ tự lấy đồ ăn bằng tay hoặc thìa và đưa vào miệng.

3.2 Thực phẩm nên tránh

Một số thực phẩm nên tránh trong quá trình trẻ cai sữa bao gồm:

  • Mật ong. Mật ong có thể chứa Clostridium botulinum, đây là vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
  • Trứng chưa chín. Trứng chưa nấu chín có nhiều khả năng chứa Salmonella, đây là vi khuẩn có thể gây hại cho trẻ.
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng. Những thực phẩm này có thể chứa Listeria monogenes, vi khuẩn có thể làm cho trẻ bị bệnh.
  • Sữa bò. Trẻ nên tránh tiêu thụ sữa bò trước 12 tháng tuổi, vì sữa bò không giàu chất dinh dưỡng như sữa mẹ hoặc sữa công thức, ít chất sắt và có thể làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm.
  • Sản phẩm ít béo. Trẻ cần tỷ lệ calo từ chất béo cao hơn đáng kể so với người lớn. Do đó, các sản phẩm ít chất béo là không phù hợp.
  • Thực phẩm có đường, mặn, hoặc sản phẩm đóng hộp. Những thực phẩm này thường ít chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, thận của trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi xử lý quá nhiều muối, đồng thời, đường có thể làm hỏng răng của trẻ.

Ngoài ra, khi sử dụng cách ăn BLW, phụ huynh nên tránh cung cấp những thực phẩm cứng mà trẻ không thể dùng nướu nghiền nát, cũng như thực phẩm có hình dạng tự nhiên có thể gây tắc nghẽn đường thở cho trẻ. Ví dụ như:

  • Một số thực phẩm thô: táo sống, cà rốt sống, cần tây, thân cây bông cải xanh
  • Thực phẩm hình tròn hoặc hình đồng xu: nho nguyên quả, cà chua cherry, xúc xích, kẹo cứng
  • Thực phẩm cứng hoặc vụn: bỏng ngô, bánh quy cứng, các loại hạt
  • Thực phẩm dính: bơ hạt dẻ, marshmallows

Nên tránh cho trẻ uống sữa bò trước 12 tháng tuổi
Nên tránh cho trẻ uống sữa bò trước 12 tháng tuổi

4.Lưu ý khi cai sữa cho trẻ

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cai sữa bao gồm không có lực đẩy lưỡi (một phản xạ tự nhiên của trẻ về việc đẩy thức ăn ra bằng lưỡi), trẻ có thể nắm các thực phẩm bằng đồng thời kiểm soát được việc đưa chúng vào miệng. Giai đoạn này thường xuất hiện vào khoảng 6 tháng tuổi nhưng dao động với từng trẻ.

Một số trẻ có thể tự ngồi dậy mà không được hỗ trợ và thể hiện sự quan tâm đến các loại thực phẩm khi phụ huynh ăn. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi cũng là điều mà phụ huynh nên cân nhắc trước khi cho trẻ cai sữa.

Nghẹt thở là một trong những mối quan tâm an toàn thường được các chuyên gia y tế đặc biệt lưu ý khi thảo luận về BLW. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc nghẹn giữa trẻ cai sữa bằng cách thông thường và theo phương pháp BLW.

Phụ huynh có thể thực hiện các bước sau để giảm thiểu nguy cơ bị nghẹn khi cai sữa:

  • Đảm bảo rằng trẻ ngồi thẳng khi ăn, lý tưởng là 90 độ trong khi đối mặt với cha mẹ
  • Không bao giờ để trẻ ăn một mình
  • Cho phép trẻ tự mang thức ăn vào miệng để trẻ có thể kiểm soát lượng thức ăn trong miệng, cũng như tốc độ ăn của bản thân
  • Đảm bảo rằng thực phẩm có thể dễ dàng được nghiền nát giữa các ngón tay hoặc khi ấn vào giữa môi.
  • Cắt thức ăn theo hình dài mà trẻ có thể dễ dàng cầm và nhặt
  • Tránh cung cấp thực phẩm có hình dạng tròn hoặc giống như đồng xu, quá dính, hoặc có thể dễ dàng vỡ thành từng mảnh vụn trong miệng trẻ

Nghiên cứu mới nhất khuyến khích các bậc phụ huynh nên cho trẻ làm quen với các thực phẩm có độ nhạy cảm cao để tăng nhận biết phản ứng với đồ ăn của trẻ. Việc trì hoãn sử dụng những sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm khi trẻ trưởng thành. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm sữa, trứng, đậu phộng, cá, hải sản, đậu nành, lúa mì, vừng và các loại hạt cây, như hạt điều, hạnh nhân, quả hồ đào và quả óc chó. Phụ huynh nên cho trẻ thử các thực phẩm này dưới hàm lượng nhỏ và cách ngày.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi được đầu tư bài bản về nhân sự, công nghệ, trang thiết bị, mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.

  • Đội ngũ chuyên gia Nhi : Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước; hiểu tâm lý trẻ. Dịch vụ toàn diện: Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư,....
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Thấu hiểu tâm lý trẻ, xây dựng không gian vui chơi cho các bé, giúp các bé cảm thấy thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại các Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: Healthline.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe