Tăng cường đề kháng cho trẻ là mối quan tâm thường trực của tất cả phụ huynh đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào để tăng cường đề kháng cho trẻ để vừa hiệu quả và vừa đảm bảo an toàn lại không hề đơn giản. Vậy cha mẹ cần làm gì và nên sử dụng các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ như thế nào?
1.Vai trò của sức đề kháng quan trọng như thế nào?
Sức đề kháng chính là hệ thống miễn dịch của cơ thể, bao gồm một tập hợp nhiều phần như các tế bào bạch cầu, đại thực bào và các kháng thể (bản chất là protein), nhằm mục đích chính là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ nhận diện và phản ứng lại bằng cách sản xuất ra kháng thể.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể bà bầu thông qua nhau thai sẽ truyền cho thai nhi các kháng thể cần thiết, nhờ đó mà bé khi mới sinh ra vẫn được bảo vệ một cách an toàn. Theo các chuyên gia, loại và số lượng kháng thể mà đứa bé nhận được sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào mức độ khỏe mạnh của hệ miễn dịch của chính cơ thể bà bầu. Kèm theo đó, trẻ mới sinh thường được thừa hưởng hệ lợi khuẩn đường ruột từ người mẹ nên sức đề kháng phần nào vẫn được đảm bảo. Đặc biệt, những trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ có sức đề kháng tốt hơn do kháng thể có trong sữa mẹ được cơ thể bé hấp thu. Trong đó quan trọng nhất là sữa non vì lượng kháng thể bên trong được đánh giá là dồi dào nhất.
Như vậy có thể thấy ngay từ khi còn trong bào thai cho đến giai đoạn vừa chào đời, trẻ vẫn được bảo vệ tương đối tốt do miễn dịch thụ động từ người mẹ. Tuy nhiên, sức đề kháng này chỉ mang tính tạm thời, thường trong khoảng vài tuần đến vài tháng sẽ bắt đầu giảm dần. Khi đó, nhu cầu tăng cường đề kháng cho trẻ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Các nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy, những trẻ ở cùng lứa tuổi, cùng điều kiện chăm sóc và cùng môi trường sống, khi phải đối mặt với những tác động bên ngoài (như dịch bệnh, thay đổi thời tiết...) thì sẽ có những phản ứng khác nhau, có trường hợp dễ dàng hoặc thường xuyên mắc bệnh trong khi những bé khác lại không. Điều này phụ thuộc vào sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch. Những trẻ hay ốm vặt, nguy cơ cao các các bệnh lý hô hấp là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Hệ quả là quá trình phát triển sẽ kém hơn so với những bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
2.Các cách tăng cường đề kháng cho trẻ
Phụ huynh muốn con có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn với khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài tốt hơn thì tốt nhất phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống kết hợp sử dụng các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ phù hợp. Theo các chuyên gia, để làm được việc này cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
- Đảm bảo bổ sung đủ nước:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cách tăng sức đề kháng cho bé 6 tháng tốt nhất là bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất chính là sữa mẹ;
- Trẻ giai đoạn ăn dặm: Những thức uống tăng đề kháng cho trẻ giai đoạn này có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước lọc... kết hợp bú sữa mẹ (nếu có thể) và lưu ý không cho bé sử dụng nước có ga hay nước ngọt đóng chai.
- Bổ sung men vi sinh: Hệ lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch, tuy nhiên nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi kháng sinh (loại thuốc mà trẻ em rất hay sử dụng). Cha mẹ có thể tham khảo các loại sữa tăng cường sức đề kháng cho trẻ với thành phần lợi khuẩn Bifidobacterium longum kết hợp các yếu tố Bifidus. Tuy nhiên, do cơ thể còn non yếu nên trước khi cho bé sử dụng cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối;
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng một chế độ ăn uống hợp lý được xem là phương pháp tốt nhất, do đó cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn của con những thực phẩm tốt cho miễn dịch, đặc biệt là các loại rau xanh hay trái cây tươi như khoai tây, cà chua, bông cải xanh, ổi, bưởi, dâu tây...;
- Tăng cường hoạt động thể chất: Ngoài việc sử dụng các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ nên khuyến khích con vận động thể chất thường xuyên hơn như cho con chạy nhảy thoải mái, tập bơi lội hoặc các động tác thể dục phù hợp lứa tuổi.
- Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ sâu và đủ dài rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đồng thời còn hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ, phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng, giúp bé có tinh thần thoải mái hơn. Các chuyên gia khuyến cáo tổng thời gian ngủ trong ngày của bé như sau:
- Trẻ 4-12 tháng: 12-16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa);
- Trẻ 1-2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa);
- Trẻ 3-5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa);
- Trẻ 6-12 tuổi: 9-12 giờ;
- Trẻ 13-18 tuổi: 8-10 giờ;
- Trẻ 18 tuổi trở lên: Ít nhất 7 giờ mỗi ngày.
3.Xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng cường đề kháng cho trẻ cần được chú ý hàng đầu
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bé cũng như quyết định phần nhiều đến sức đề kháng. Như đã đề cập ở trên, đảm bảo bổ sung đủ nước là một trong những cách tăng cường đề kháng cho trẻ. Nước sẽ vận chuyển tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời hỗ trợ đào thải chất độc hại ra bên ngoài. Một lượng nước vừa đủ sẽ hỗ trợ tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, qua đó cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết khác cho hoạt động tế bào. Vì vậy, cha mẹ nên tập cho con thói quen uống đủ nước (với trẻ lớn) hoặc bú đủ sữa (với trẻ nhỏ) mỗi ngày. Lượng nước nhu cầu phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, cường độ hoạt động và vui chơi của từng trẻ.
Bổ sung các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn mỗi ngày:
- Cá: Thành phần chứa các chất chống oxy hóa, do đó rất tốt cho hệ miễn dịch;
- Thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc... không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn hỗ trợ bổ sung kẽm, từ đó tăng cường đề kháng cho trẻ để chống lại tác nhân gây bệnh;
- Khoai lang: Chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, vitamin E. Khi tiêu thụ sẽ giúp hệ miễn dịch tăng cường, chống lại vi khuẩn gây hại và đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón cho trẻ;
- Trái cây có thành phần giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, có thể kể đến như chuối giàu vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali, cam quýt dồi dào vitamin C, nho chứa các chất chống oxy hóa cao...;
- Bổ sung Lactoferrin: Dưỡng chất đóng vai trò kháng thể, có nhiều trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non giúp kháng khuẩn, kháng virus và điều hoà miễn dịch, nhờ đó bé phát triển khoẻ mạnh đề kháng tốt.
- Bổ sung các yếu tố Bifidus (Duphalac và GOS) kết hợp hơn 2 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536: giúp kích thích vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển, ngăn ngừa táo bón.
Không những chú trọng đến việc cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu, ba mẹ cũng nên quan tâm đến việc cho trẻ ăn thế nào là đúng cách. Ba mẹ cần tập cho con có thói quen ăn đúng giờ đều đặn mỗi ngày. Đồng thời nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tăng sự hứng thú và cảm giác ngon miệng cho con.
Lưu ý: Một bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết và không nên chỉ tập trung vào một loại chất duy nhất.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu hơn về cách tăng cường đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng để có cách chăm sóc con trẻ hiệu quả và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.