Thuốc kháng sinh Fluoroquinolon có tác dụng trên nhiều hệ vi khuẩn khác nhau nên được dùng điều trị hiệu quả một số bệnh nhiễm trùng. Để đảm bảo thuốc được sử dụng an toàn, bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc các hướng dẫn về cách sử dụng loại kháng sinh này.
1. Thuốc kháng sinh Fluoroquinolon là gì?
Nhóm kháng sinh Fluoroquinolon điều trị hoặc ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Một số kháng sinh thuộc nhóm này có tên chung hoặc tên thương hiệu bao gồm:
- Ciprofloxacin (Cipro);
- Delafloxacin (Baxdela);
- Levofloxacin (Levaquin);
- Moxifloxacin (Avelox);
- Ofloxacin.
2. Chỉ định của kháng sinh Fluoroquinolon
Các thuốc thuộc nhóm fluoroquinolon có chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như:
- Viêm phế quản do vi khuẩn gây ra, viêm phổi, viêm xoang;
- Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, máu và trong khoang bụng;
- Nhiễm trùng cơ xương khớp, ngoài da và mô;
- Sốt thương hàn;
- Bệnh than;
- Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn.
FDA đã có khuyến nghị không sử dụng fluoroquinolon trong điều trị viêm xoang, viêm phế quản và nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không xảy ra các biến chứng hoặc trong trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng các loại kháng sinh khác. Điển hình như đối với bệnh nhân bị dị ứng với penicillin hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn.
3. Chống chỉ định sử dụng fluoroquinolon
Các trường hợp sau đây, người bệnh không được sử dụng thuốc kháng sinh Fluoroquinolon:
- Bệnh nhân bị dị ứng với các kháng sinh thuộc nhóm này;
- Bệnh nhân đang bị tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra;
- Người có bệnh lý tiểu đường hoặc hạ đường huyết;
- Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) hoặc nồng độ magiê, kali máu thấp;
- Rối loạn cơ xương khớp hoặc nhược cơ;
- Các tình trạng bệnh lý tim mạch;
- Viêm gân, đứt gân;
- Các bệnh lý suy giảm chức năng thận như suy thận mạn, thận nhân tạo;
- Bệnh lý động mạch chủ như phình động mạch chủ, có phẫu thuật động mạch chủ;
- Đang mắc một số hội chứng hiếm gặp như Marfan; Ehlers-Danlos; nhược cơ bẩm sinh; Loeys-Dietz.
4. Cách dùng kháng sinh Fluoroquinolon
Thông qua phổ kháng khuẩn và tác dụng dược lý mà có thể chia ra thành 2 nhóm gồm:
- Thế hệ cũ: Ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin
- Thế hệ mới: Gemifloxacin, moxifloxacin, levofloxacin
Đối với bệnh nhân đang bị suy thận, cần giảm liều lượng kháng sinh khi sử dụng, trừ trường hợp sử dụng Moxifloxacin.
Đối với các fluoroquinolones thuộc nhóm thế hệ cũ hơn thường được kê đơn uống 2 lần/ ngày. Trong khi đó nhóm thế hệ mới và dạng ciprofloxacin có tác dụng phóng thích kéo dài được tiêm 1 lần/ ngày. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của thuốc cũng như an toàn cho sức khỏe người dùng, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã đưa ra.
5. Các tác dụng phụ thường gặp
Một số tác dụng phụ mà người dùng thường gặp và đã được báo cáo lại gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, cảm giác lâng lâng trong người.
Ngoài ra, cơ thể có khả năng sẽ phản ứng với những loại kháng sinh này và gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Viêm và đứt gân;
- Vỡ động mạch chủ;
- Tê hoặc ngứa ran, "kim châm" ở tay và chân;
- Yếu và đau cơ;
- Đau sưng khớp;
- Nhịp tim không đều;
- Rung hoặc ù tai;
- Các vấn đề về thị lực;
- Phát ban da;
- Da nhạy cảm với ánh nắng.
Mặc khác, có một số báo cáo về các phản ứng sau khi sử dụng thuốc đối với mặt cảm xúc và tâm lý như:
- Lo âu;
- Buồn phiền;
- Ảo giác;
- Trầm cảm;
- Sự hoang mang.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng trên được ghi nhận có thể bắt đầu sau khi sử dụng liều đầu tiên hoặc thứ hai.
6. Cần chú ý điều gì khi sử dụng thuốc kháng sinh Fluoroquinolon?
FDA đã cập nhật một số thông tin mới nhất về nhóm kháng sinh này bao gồm:
- Sử dụng fluoroquinolon có nguy cơ cao bị viêm và đứt gân;
- Loại kháng sinh này tốt hơn cho những người trên 60 tuổi, người ghép tạng như thận, tim hoặc phổi và những người đang dùng thuốc steroid;
- Cần ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của đau, sưng hoặc viêm gân. Tránh tập thể dục hay vận động nhiều ở vùng bị ảnh hưởng và báo ngay với bác sĩ để chuyển sang loại thuốc khác thích hợp;
- Tỷ lệ vỡ hoặc tổn thương động mạch chủ cũng cao hơn khi sử dụng fluoroquinolones. Cần ngưng sử dụng ngay khi có dấu hiệu đau dữ dội liên tục đột ngột ở dạ dày, ngực hoặc lưng và đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
7. Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng
Đối với một số loại viêm xoang, viêm phế quản mãn tính và nhiễm trùng đường tiết niệu, rủi ro của thuốc kháng sinh Fluoroquinolon lớn hơn lợi ích đối với hầu hết mọi người.
Đối với bệnh nhân mắc một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, như viêm phổi hoặc nhiễm trùng ổ bụng thì lợi ích của thuốc fluoroquinolone lớn hơn nguy cơ. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn theo chỉ định hợp lý.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com