Cách phòng tránh dị vật đường ăn

Dị vật thực quản là một cấp cứu phổ biến và cũng là một trong các tình trạng dị vật đường ăn dễ gặp nhất. Có thể gây nguy hiểm tới tính mạng và dẫn đến tử vong cao. Để biết được cách phòng dị vật đường ăn mời các bạn theo dõi nội dung bài viết, cùng với chi tiết cách phòng tránh dị vật đường ăn ngay bây giờ.

1. Nguyên nhân mắc phải bệnh lý dị vật đường ăn

Hiện nay có rất nhiều trường hợp mắc phải chứng bệnh dị vật đường ăn, theo số liệu thống kê cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này chính là:

  • Do thói quen ăn uống của người Việt chúng ta, các món ăn thường được chặt thành miếng có lẫn cả thịt và xương. Như vậy sẽ dễ gây hóc nếu ăn quá nhanh, quá vội vàng, không nhai kỹ, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện...
  • Thực quản co bóp bất thường do có khối u bất thường xuất hiện trong hoặc ngoài thực quản khiến cho thực quản bị hẹp lại, làm cho thức ăn mắc lại tại vị trí bị hẹp đó. Ví dụ như một số tình trạng u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc co thắt thực quản.
  • Do thực quản có một số đoạn bị hẹp tự nhiên: Thông thường, thực quản sẽ có 5 đoạn hẹp tự nhiên và những đoạn hẹp này cũng chính là vị trí thức ăn hay mắc lại nhất. Theo số liệu thống kê, vùng cổ là nơi thường khiến các dị vật mắc lại chiếm đến 74%, vùng ngực chiếm 22% và vùng dưới ngực chỉ chiếm tỷ lệ 4%.

2. Một số triệu chứng điển hình khi mắc phải dị vật đường ăn


Khi mắc phải dị vật đường ăn, người bệnh sẽ bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện của một số triệu chứng sau đây:

2.1 Triệu chứng ở giai đoạn đầu

Bệnh nhân bị mắc dị vật ở thực quản cổ sẽ cảm thấy đau khi nuốt, đồng thời còn có cảm giác vướng víu khó chịu phải bỏ dở bữa ăn, một số người khác dùng cách nuốt thêm rau hoặc cơm trắng với ý định đẩy dị vật xuống dạ dày. Có bệnh nhân thì khạc mạnh với hy vọng dị vật sẽ bị tống ra ngoài bằng phương pháp này, tuy nhiên trường hợp dị vật có thể thoát ra rất ít, còn hầu hết các trường hợp còn lại sẽ khiến bệnh nhân đau nhiều hơn ở vùng bị mắc dị vật, thậm chí không nuốt gì cũng đau, càng ngày càng đau nhiều hơn. Trường hợp bệnh nhân bị mắc dị vật ở đoạn thực quản ngực thì sẽ đau sau xương ức, cảm giác đau lan ra cả sau lưng và bả vai.


Giai đoạn đầu, người bệnh có thể gặp triệu chứng khó nuốt
Giai đoạn đầu, người bệnh có thể gặp triệu chứng khó nuốt

Triệu chứng khi mắc phải dị vật thực quản thường không xuất hiện ồ ạt giống như các triệu chứng khi mắc phải dị vật đường thở. Tuy nhiên, nếu dị vật mà chúng ta mắc phải có kích thước to giống như quả trứng luộc, hạt trái cây, miếng thịt lớn... thì vẫn có thể gây chèn ép dẫn đến ngạt thở. Còn lại thì thường chỉ gây khó gây khó nuốt và hơi đau nếu chỉ mắc phải các dị vật có kích thước nhỏ, mỏng.

2.2 Triệu chứng thường thấy ở giai đoạn viêm nhiễm

Quá trình viêm nhiễm sẽ diễn ra rất nhanh nếu dị vật mà người bệnh mắc phải là xương bị lần trong thức ăn. Thông thường, chỉ trong thời gian từ sau 1 - 2 ngày bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng cổ khi nuốt, mức độ đau vùng ngực ngày càng tăng nhanh, khiến cho họ không thể ăn được, không dám uống cả nước cho dù rất đói và khát. Quanh thực quản hoặc áp xe dưới niêm mạc bị viêm dẫn đến tình trạng sốt cao 38 - 39 độ c, nhiễm trùng trên bộ mặt.

Thực quản có dấu hiệu bị sưng hoặc dưới niêm mạc xuất hiện áp xe. Nếu dị vật người bệnh mắc phải là chất cản quang có thể cho thấy hình ảnh dị vật. Chiều cong sinh lý của cột sống cổ bị mất. Soi thực quản sẽ cho thấy dị vật, xung quanh niêm mạc bị phù nề, viêm, có giả mạc thậm chí có mủ thối.

2.3 Triệu chứng khi chuyển sang đoạn biến chứng

Giai đoạn này là do không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến tổn thương lan rộng ra ngoài thực quản, hoặc thành thực quản đã bị dị vật xuyên thủng gây viêm tấy xung quanh thực quản cổ. Xuất hiện triệu chứng sốt cao, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng, nhiễm trùng gia tăng nhanh, nhiễm độc không rõ nguyên nhân, ăn uống không được, miệng tiết nhiều nước bọt, hơi thở có mùi hơi, cổ cử động khó khăn, thường bị sưng bên trái cổ, máng cảnh đầy hơn bình thường, cột sống mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản. Ngoài ra còn có thể biến chứng gây viêm màng phổi mủ....


Giai đoạn biến chứng, người bệnh có thể bị sưng cổ hoặc cử động khó khăn vùng cổ
Giai đoạn biến chứng, người bệnh có thể bị sưng cổ hoặc cử động khó khăn vùng cổ

3. Cách phòng tránh dị vật đường ăn

Để phòng tránh dị vật đường ăn chúng ta cần tuân thủ một số quy tắc như sau:

  • Khi ăn nên chú ý ăn thật chậm rãi, nhai kỹ thức ăn, không vội vàng. Tránh tình trạng ăn quá nhanh dẫn đến tình trạng khi nuốt thức ăn khó đi qua vùng thực quản mà sẽ bị mắc lại.
  • Chế biến những thực phẩm có xương kỹ càng, hạn chế tối đa nguy cơ thức ăn bị lẫn xương sẽ rất dễ khiến xương mắc lại vùng thực quản.
  • Tránh ngậm các vật dụng có thể nuốt phải, vì rất nhiều trường hợp ngậm vật dụng như vậy đã vô tình khiến dị vật trôi vào vùng cổ và bị vướng lại.
  • Khi bị hóc xương cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, không nên tự ý dùng tay móc họng hoặc dùng các biện pháp không đúng khoa học. Như vậy sẽ khiến bệnh trở nên nặng và khó xử lý hơn.

Tóm lại, để tránh được các biến chứng nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến tử vong chúng ta nên nắm rõ các quy tắc phòng tránh dị vật đường ăn như trên. Bởi vì đó cũng là cách phòng dị vật đường ăn tốt nhất dành cho mỗi người.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng đăng ký khám trực tuyến trên Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe