Các bệnh viêm đường hô hấp thường rất phổ biến ở trẻ em, nguyên nhân là do trẻ chưa hình thành khả năng miễn dịch đối với các loại vi rút và vi khuẩn. Vì vậy, mọi cha mẹ cần nắm vững các cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho con.
1. Những trẻ nào có nguy cơ cao thường mắc phải bệnh viêm đường hô hấp?
Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Nhìn chung, trẻ nhỏ có nhiều khả năng bị bệnh viêm đường hô hấp hơn người lớn, là vì:
- Sức đề kháng của trẻ ít hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ em thường yếu kém hơn người lớn khi chống lại vi trùng lạnh.
- Mùa đông. Hầu hết các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ xảy ra vào mùa thu và mùa đông, khi trẻ em ở trong nhà và xung quanh có nhiều vi trùng hơn. Độ ẩm cũng giảm trong mùa này.
- Đi trường học hoặc nhà trẻ. Bệnh viêm đường hô hấp dễ lây lan hơn khi trẻ tiếp xúc gần.
- Giao tiếp tay-miệng. Trẻ em luôn vô thức đụng chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bất cứ khi nào mà không rửa tay. Đây là cách phổ biến nhất lây lan vi trùng.
Vì vậy, khi biết được các đặc điểm thường mắc bệnh, cha mẹ sẽ có cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ tốt hơn.
2. Các cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
Các biện pháp đơn giản có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, bao gồm:
- Luôn chủ động cập nhật tất cả các loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp của trẻ. Bằng chứng cho thấy rằng trẻ em được chủng ngừa cúm trong mùa cúm hiện tại bị nhiễm COVID-19 ít có các triệu chứng và bệnh nặng hơn. Tương tự như vậy, những trẻ đã hoàn thành loạt tiêm phòng viêm đường hô hấp do phế cầu ít có khả năng bị các triệu chứng hơn khi bị nhiễm COVID-19.
- Rửa tay là cách cần thiết và có hiệu quả cao để phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ hiệu quả thông qua việc chặn đứng sự lây lan của bệnh nhiễm trùng. Tay phải được làm ướt bằng nước và xà phòng thường, và cọ xát với nhau trong vòng 15 đến 30 giây. Dạy trẻ rửa tay trước và sau khi ăn và sau khi ho, hắt hơi.
- Dung dịch rửa tay nhanh chứa cồn là một giải pháp thay thế tốt để khử trùng tay nếu không có bồn rửa tay. Có thể sử dụng các loại sản phẩm này nhiều lần mà không gây kích ứng da hoặc giảm hiệu quả.
- Cách ly những trẻ đã biết hoặc nghi ngờ đang mắc phải viêm đường hô hấp tại nhà, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác trong gia đình
Cha mẹ sử dụng chất tẩy rửa gia dụng diệt vi-rút trên những bề mặt trẻ có thể tiếp xúc cũng là một cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ.
3. Khi nào trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp cần thăm khám?
Nếu trẻ có bất kỳ đặc điểm nào sau đây khi đang mắc bệnh viêm đường hô hấp, cha mẹ hay người chăm sóc nên đưa trẻ đi khám ngay, bất kể thời gian là ngày hay đêm.
- Bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
- Thay đổi hành vi, bao gồm cáu kỉnh hoặc thờ ơ (giảm khả năng đáp ứng); điều này thường yêu cầu trẻ phải được chăm sóc y tế ngay lập tức
- Khó thở hoặc thở nhanh, thở gấp; điều này thường yêu cầu trẻ phải được chăm sóc y tế ngay lập tức
- Sốt trên 38,4°C kéo dài hơn ba ngày
- Ngạt mũi nặng hơn hoặc không cải thiện trong 10 ngày
- Mắt đỏ hoặc chảy mủ vàng
- Có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng tai (đau, kéo tai, quấy khóc)
Tóm lại, các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em là rất phổ biến. Vì các liệu pháp điều trị căn nguyên của nhiễm trùng đường hô hấp tái phát có giới hạn nên các cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ đáng được ưu tiên. Theo đó, cơ sở chính trong phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ là giáo dục cha mẹ, như các yếu tố nguy cơ trẻ dễ mắc bệnh, các bước vệ sinh đúng cách và quan trọng là thực hiện tiêm phòng viêm đường hô hấp cho trẻ đầy đủ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.