Quai bị ở trẻ em là một bệnh thường gặp. Bệnh thường lành tính, tự khỏi trong 1-2 tuần nhưng đôi khi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng trên cơ quan sinh dục.
1. Cách nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em
Bệnh quai bị do virus gây ra (thuộc nhóm Paramyxovirus), đây là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Bệnh quai bị rất dễ lây qua đường hô hấp khi nước bọt của người nhiễm bệnh phát tán ra ngoài không khí khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ bám vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc, sau đó theo đường máu xâm nhập vào nội tạng và gây các triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể lây cho người khác trước cả khi biết mình mắc bệnh, khoảng 1 tuần trước khi tuyến mang tai sưng lên kéo dài đến 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai là thời gian lây mạnh nhất. Bệnh dễ phát thành dịch vào mùa đông xuân, ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, khu tập thể,...
Cách triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ nhỏ như sau:
- Trước khi phát bệnh 1-2 ngày, trẻ sẽ cảm thấy khó ở trong người. Trẻ khởi phát bệnh bằng triệu chứng sốt từ 38-39 độ C, kéo dài trong 3-4 ngày. Trẻ mệt mỏi, ăn ngủ kém, nhức tai, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, sợ gió
- Sau sốt 24-28 giờ, xuất hiện triệu chứng viêm tuyến mang tai, lúc đầu chỉ sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia, thường sưng cả hai bên, ít khi sưng một bên. Hai bên sưng không đối xứng, một bên sưng to, một bên sưng nhỏ. Khi tuyến mang tai sưng to có thể làm mất rãnh trước và sau tai, gây biến dạng mặt, mặt phình to, cằm xệ, cổ bành. Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, không đỏ, sờ nóng, đau, ấn không lõm.
- Trẻ đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt, cảm giác đau lan ra tai, họng viêm đỏ, sưng hạch góc hàm.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tuyến dưới hàm sưng to gây phù trước xương ức, gây khó nuốt, khó thở, khó nói. Bệnh thường lành tính, sau khoảng 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau, nhỏ dần, bệnh nhân giảm sốt, các triệu chứng khác cũng giảm dần. Tuyến nước bọt không bị teo và không bao giờ hóa mủ (trừ trường hợp bội nhiễm vi khuẩn).
Virus quai bị ngoài gây viêm tuyến nước bọt còn có thể gây viêm ở những cơ quan khác với các triệu chứng như:
- Viêm tinh hoàn có thể gặp trong quai bị, đặc biệt là những trẻ trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn có thể xuất hiện 1-2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai hoặc xuất hiện đơn độc không kèm sưng tuyến mang tai. Bệnh nhân sốt cao trở lại, thỉnh thoảng có rét run, đau nhức đầu, buồn nôn, nôn. Tinh hoàn bị sưng đau, to gấp 3-4 lần bình thường, da bìu đỏ, mào tinh hoàn đôi khi cũng sưng to. Bệnh nhân thường sưng một bên tinh hoàn nhưng một số trường hợp có thể sưng cả hai bên. Sau 4-5 ngày thì bệnh nhân sẽ hết sốt nhưng sau khoảng 2 tuần, tinh hoàn mới hết sưng. Phải sau 2 tháng mới xác định được có tình trạng teo tinh hoàn hay không. Khoảng 20% quai bị ở trẻ em độ tuổi dậy có nguy cơ bị teo tinh hoàn, 5% trường hợp bị teo tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
- Viêm não do quai bị biến chứng với các biểu hiện như: sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, rối loạn ý thức, cứng cổ. Tỉ lệ viêm não do quai bị gặp trong 1-10% trẻ, có thể xảy ra đơn độc hoặc sau khi viêm tuyến nước bọt 3-10 ngày.
- Viêm tụy cấp: Thường xảy ra vào tuần thứ hai (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10) khi tình trạng sưng tuyến mang tai đã giảm. Bệnh nhân quai bị triệu chứng trong viêm tụy cấp là sốt trở lại, đau thượng vị, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,...
- Các bệnh lý khác có thể gặp do quai bị là: viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm đa khớp, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm phổi,...
2. Các biện pháp ngăn ngừa bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Bệnh quai bị hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị bệnh chủ yếu là nghỉ ngơi, điều trị triệu chứng và chăm sóc cơ thể. Bệnh quai bị có thể điều trị tại nhà, nhưng do là bệnh dễ lây nên trẻ cần được cách ly, không dùng chung các vật dụng như khăn mặt, bát đũa, bàn chải đánh răng,... Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm ấm bên má bị sưng có thể giúp trẻ giảm đau. Không được đắp lá, bôi vôi vào vùng bị sưng vì có thể gây bỏng da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả để bù nước và giúp trẻ hạ nhiệt độ. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ nuốt như cháo, súp,... Đặc biệt, trẻ cần nằm nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, không được chạy nhảy nô đùa vì có thể làm nặng hơn biến chứng ở tinh hoàn. Khi có các triệu chứng sưng đau tinh hoàn, đau nhức đầu, co giật, lơ mơ, buồn nôn, đau bụng hoặc các bất thường ở mắt, tai,... cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa quai bị ở trẻ em một cách chủ động, hiệu quả. Vắc-xin quai bị thường ở dạng vắc-xin phối hợp sởi-quai bị-rubella, giúp phòng chống ba bệnh dịch nguy hiểm trong chung một mũi vắc-xin. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi tiêm sởi quai bị rubella để có được hiệu quả bảo vệ tốt, miễn dịch tạo được sau khi tiêm vắc-xin là bền vững, có thể bảo vệ trẻ cả đời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Tiêm chủng tại Vinmec có các ưu điểm như:
- Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Tiêm vắc-xin cho bé yêu đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Vì vậy, hãy trang bị cho trẻ “tấm lá chắn” mang khả năng phòng ngừa bệnh tật vững chắc hơn bao giờ hết với các hương trình Tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Bên cạnh các chương trình tiêm chủng sức khoẻ cho trẻ từ 0-2 tuổi, từ 1-2 tuổi, từ 4-6 tuổi, từ 9-18 tuổi, Vinmec còn có gói dành cho người lớn giúp phòng ngừa bệnh hiêụ quả - tiết kiệm chi phí và thời gian.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.