Cách làm giảm cơn đau sỏi mật

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung - Bác sĩ Nội Tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sỏi mật khi mới xuất hiện thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi chúng tăng lên về kích thước và cọ xát vào thành mật, gây viêm hoặc tắc nghẽn đường dẫn mật. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện đau đớn. Vậy làm thế nào để giảm cơn đau do sỏi mật gây ra?

1. Biểu hiện cơn đau như thế nào là do sỏi mật gây ra?

Người bệnh sỏi mật thường có cơn đau được mô tả dưới đây:

  • Đau bụng từng cơn vùng hạ sườn phải, kèm theo buồn nôn và đầy trướng: Đây là một trong những dấu hiệu xuất hiện phổ biến khi bị sỏi bùn hoặc sỏi viên trong túi mật. Tình trạng này thường xuất hiện sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no, sỏi gây cản trở lưu thông dịch mật xuống ruột non khiến quá trình tiêu hóa chất béo bị gián đoạn.
  • Đau bụng dữ dội và liên tục ở thượng vị và hạ sườn phải, có thể lan sang vai kèm theo sốt cao: Triệu chứng này thường xuất hiện khi sỏi mật gây biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật hoặc tắc mật. Nhiều trường hợp phải gập người lại để có tư thế chống đau, dùng tay ấn vào vùng hạ sườn phải nhưng cơn đau vẫn tăng dần mà không thuyên giảm.
  • Đau bụng âm ỉ, khu trú ở vùng mạn sườn phải: Vị trí vùng mạn sườn phải là dấu hiệu có thể chỉ điểm tình trạng đau bụng do sỏi mật gây ra, thường xảy ra khi sỏi tăng kích thước và di chuyển cọ xát vào thành túi mật. Cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc vài tiếng nhưng với mức độ nhẹ, âm ỉ, lúc đau lúc không và thường khiến người bệnh nhầm với bệnh tiêu hóa.
Cách làm giảm cơn đau sỏi mật

2. Cách giảm đau bụng do sỏi mật nhanh chóng

Những cơn đau do sỏi mật khiến cho người bệnh đau đớn, mệt mỏi. Trong trường hợp người bệnh chưa thể đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí cấp cơn đau thì dưới đây là một số cách giúp làm giảm cơn đau bụng do sỏi mật nhanh chóng tại nhà cho người bệnh.

  • Chườm túi sưởi: Đối với cách thức này, người bệnh lấy túi sưởi để vào vùng bụng bên phải để chườm và giữ túi sưởi trong thời gian 20 đến 30 phút, để khoảng nhiệt độ người bệnh cảm thấy dễ chịu để không bị bỏng sau chườm. Khi dùng túi sưởi có thể giúp làm giãn cơ trơn đường mật, khiến cho dịch mật được lưu thông và làm giảm được tình trạng sỏi gây tắc nghẽn đường mật.
  • Nên nằm với tư thế gập người: Để giảm đau sỏi mật, người bệnh có thể nằm với tư thế cong gập người, để 2 đầu gối lên sát ngực. Tư thế chống đau này sẽ phần nào giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, những cơn đau cũng sẽ giảm từ từ.

Cách giảm đau bụng do sỏi mật nhanh chóng
Cách giảm đau bụng do sỏi mật nhanh chóng

  • Uống nước giấm táo: Thành phần acid có trong nước dấm táo có công dụng giúp giảm đau bụng do sỏi mật. Hằng ngày, người bệnh có thể pha 1 thìa giấm táo với 250ml nước ép táo để uống sẽ rất tốt cho hệ thống gan mật. Tuy nhiên, người bệnh không nên áp dụng cách này đối với người có tiền sử hoặc đang có bệnh lý đau dạ dày do viêm loét. Bởi acid trong giấm táo sẽ khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nước nghệ tươi: Nghệ có thành phần chính là Curcumin, là vị thuốc nam hỗ trợ điều trị rất tốt các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là người bệnh có đau dạ dàyđau bụng do sỏi mật. Khi người bệnh xuất hiện những cơn đau do sỏi đường mật hoặc sỏi túi mật thì có thể hãm nghệ tươi với nước sôi để uống. Sau khi uống có tác dụng dứt những cơn đau gây ra do ứ tắc mật, đồng thời giúp giảm tình trạng viêm do bị tắc nghẽn dịch mật.
  • Sử dụng dầu thầu dầu: Thường sử dụng dầu thầu dầu để chườm nóng điều trị nhiều chứng đau khác nhau, trong đó bao gồm cả đau gây ra do sỏi mật. Dầu thầu dầu có thể giảm đau và giảm co thắt túi mật, ống dẫn mật. Dầu thầu dầu có thể hấp thụ qua da, cho nên dùng dầu thầu dầu để chườm lên vị trí túi mật khi xuất hiện các cơn đau giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, dầu thầu dầu có mùi khá khó chịu và có thể làm bẩn quần áo, khăn, ga,.. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng. Người bệnh nhúng khăn sạch vào dầu thầu dầu. Vắt phần dầu thừa và gấp đôi khăn lại. Sau đó nằm ngửa và đặt khăn đã nhúng dầu lên vùng túi mật, rồi đặt một lớp màng bọc thực phẩm lên trên khăn chứa dầu thầu dầu và đặt một chiếc khăn ẩm, ấm lên trên. Cuối cùng, đặt một chai nước nóng lên trên và phủ một tấm chăn bên ngoài. Người bệnh nằm yên tại chỗ, hít thở chậm và sâu, chườm trong vòng 30 phút, giảm cơn đau do sỏi mật hiệu quả.
Cách làm giảm cơn đau sỏi mật

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Ngoài những cách đã kể trên, người bệnh có thể sử dụng một số loại giảm đau do sỏi mật gây ra như Papaverin, mobic,...có tác dụng giảm đau hiệu quả, tuy nhiên người bệnh khi dùng bất kỳ loại thuốc nào đều cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ.

Nhìn chung các cách làm giảm cơn đau sỏi mật trên chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, nguy cơ tái phát cao, thậm chí gặp biến chứng bất ngờ nếu sỏi mật vẫn còn. Vì thế, ngay khi sử dụng cách giảm đau sỏi mật tức thì, người bệnh vẫn nên áp dụng thêm những giải pháp giúp chấm dứt cơn đau lâu dài, không tái phát.

3. Cách làm giảm cơn đau sỏi mật lâu dài, không tái phát

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc áp dụng các cách trị sỏi mật tại nhà bằng thảo dược không chỉ giúp giảm cơn đau sỏi mật lâu dài mà còn giúp bài sỏi, cải thiện các triệu chứng khác của bệnh sỏi mật như đầy trướng, khó tiêu, vàng da...

Đặc biệt, sự kết hợp của 8 thảo dược quý (Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo) có hiệu quả giảm đau sỏi túi mật nhanh chóng chỉ sau 1-3 tuần. Nhiều người bệnh thấy cải thiện rõ rệt ngay từ những ngày đầu tiên. Đặc biệt, sự kết hợp của các dược liệu này còn giúp cắt cơn đau do sỏi mật lâu dài nhờ hiệu quả giúp bào mòn sỏi. Cụ thể như sau:

  • Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo: Giúp tăng vận động đường mật, cải thiện lưu thông dịch mật. Nhờ vậy, cải thiện triệu chứng của bệnh sỏi mật như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng...
  • Hoàng bá, Sài hồ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nhằm tránh biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật do sỏi gây ra
  • Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật. Nhờ đó, đem lại tác dụng làm mềm và bào mòn sỏi mật dần dần, ngăn sỏi mật tái phát.

Để giảm đau hiệu quả, người bệnh nên sử dụng đồng thời 8 vị thuốc nam này giai đoạn sớm, tốt nhất là ngay từ khi phát hiện ra sỏi mật. Hiện nay đã có sản phẩm dành cho người bệnh sỏi mật chứa 8 thảo dược đang được cấp phép lưu hành, người bệnh có thể tham khảo sử dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM ĐỞM KHANG - Dùng cho người sỏi mật

Với thành phần 8 thảo dược quý như Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ…thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang giúp:

  • Hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật
  • Hỗ trợ ngăn sỏi hình thành trong đường mật, tăng cường chức năng gan

Thành phần

Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo.

Đối tượng sử dụng

Người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Kim Đởm Khang

Kim Đởm Khang - Hỗ trợ bài sỏi, khỏi lo trướng đầy

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Điện thoại: 0981.238.218

Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

  • Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

(GPQC: 00492/2018/ATTP-XNQC)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe