Huyết áp cao là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi mắc huyết áp cao người bệnh cần sử dụng thuốc huyết áp theo đơn bác sĩ kê. Ngoài ra, cũng có thể tham khảo thêm cách hạ huyết áp bằng dân gian hay cách hạ huyết áp bằng gừng để đạt hiệu quả trong điều trị cao huyết áp.
1. Những điều cần hiểu về bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao là một biểu hiện chỉ số cơ thể được đo bằng chỉ số tâm thu và tâm trương. Khi các kết quả đo nhiều lần cao hơn so với khoảng 90/60 và 120/80 mmHg thì có thể kết luận bạn đang bị mắc bệnh lý cao huyết áp. Hiện nay bệnh cao huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới, bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ tử vong lớn hơn người có huyết áp ổn định. Khoảng 50% số bệnh nhân chẩn đoán cao huyết áp sẽ có nguy cơ tử vong do biến chứng nếu không theo dõi chăm sóc thường xuyên.
Hiện nay dân số trên thế giới theo số liệu thu thập đã đạt tới 1 tỷ người đang mắc bệnh cao huyết áp. Trong những năm tới có thể con số này còn tăng và sẽ đạt gấp rưỡi. Tốc độ gia tăng số bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp ở Việt Nam khá cao. Có khoảng 40% trong số người trưởng thành là đối tượng nằm trong vùng nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cao huyết áp ở mỗi người. Tuy nhiên phần lớn bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và cách chúng ta chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Thường người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý lành mạnh, thậm chí có thể cần ăn kiêng để hạn chế ảnh hưởng vấn đề huyết áp.
2. Cách hạ huyết áp bằng dân gian
2.1 Gia vị trong bếp như hành và tỏi có thể cải thiện huyết áp cao
- Hành
Một số phát hiện đã nhắc đến việc sử dụng hành trong thức ăn có thể làm giảm ảnh hưởng của cao huyết áp. Điều đó được chứng minh khi nghiên cứu giữa bệnh nhân có ăn hành và không ăn hành. Hơn thế nữa trong hầu hết các món ăn đều cần bỏ hành để tăng độ thơm ngon. Chính vì thế bạn hãy áp dụng phương pháp này để giảm nguy cơ cao huyết áp cho bản thân và gia đình.
- Tỏi
Tỏi có thể coi như vị thuốc đông y mang chất tương tự kháng sinh. Vì thế mà dân gian nói tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên. Nếu mỗi ngày chúng ta duy trì dùng 2 tép tỏi ngâm dấm sẽ có thể ổn định chỉ số huyết áp. Ngoài ra, thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày cũng là cách để bạn cải thiện tình trạng huyết áp.
2.2 Sử dụng nấm hương và nấm rơm cho người cao huyết áp
Nấm có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, sử dụng nấm cũng giúp bạn cải thiện bệnh lý tim mạch khá hiệu quả. Một người dùng nấm đúng cách sẽ phòng được nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Trong đó, bạn nên chú ý thêm đến nấm rơm và nấm hương, vì chúng được coi là thực phẩm tốt cho huyết áp.
2.3 Sử dụng mộc nhĩ và đường phèn cho người cao huyết áp
Khi phát hiện cao huyết áp bạn có thể lấy mộc nghĩ cùng đường phèn để nấu lên ăn. Tỉ lệ thành phần của 2 nguyên liệu là 1: 1 và nên ăn khi còn nóng. Bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả khi người bệnh có chỉ số huyết áp cao. Tuy nhiên để ổn định huyết áp bạn cần dùng chúng mỗi ngày đều đặn.
2.4 Sử dụng đậu hà lan mướp đắng cho người cao huyết áp
Đậu hà lan và mướp đắng đều nhưng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng đúng cách thì đây cũng là phương thuốc dân gian giúp ổn định huyết áp.
2.5 Sử dụng rau cải cúc cho người cao huyết áp
Cải cúc hay tần ô là một vị thuốc được dùng trong đông y. Bạn có thể sử dụng cải cúc hầm cùng thịt và các bị thuốc hay ép nước uống. Không chỉ giúp người dùng ổn định huyết áp, cải cúc còn có công dụng tốt bổ não.
2.6 Cách uống cần tây hạ huyết áp
Trước đây, cần tây là dược thảo cao quý được dùng điều trị huyết áp cho quý tộc. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng bằng cách lấy nước ép loài thực vật này. Mỗi ngày nên sử dụng từ 4 cây cần tây để có hiệu quả. Ngoài ép lấy nước bạn cũng có thể dùng cần tây chế biến các món ăn hàng ngày.
3. Tham khảo cách hạ huyết áp bằng gừng
Khi hạ đường huyết cho bệnh nhân thông thường sẽ dùng trà gừng còn ấm. Bạn cũng có thể dùng phương pháp này để điều trị hội chứng cao huyết áp.
3.1 Trà gừng dùng cùng nghệ
Nguyên liệu pha trà gừng nghệ cần có bột nghệ, bột gừng, mật ong và trà xanh. Sau khi trà xanh được pha bạn cho từng nguyên liệu đã chuẩn bị. Lưu ý mật ong nên được cho cuối cùng để tạo hương vị thơm ngọt dễ uống. Sử dụng đều đặn công thức này bạn sẽ có thể cải thiện tình trạng huyết áp.
3.2 Nước ép hỗn hợp gừng, củ cải, cần tây và táo
Gừng khi xay cùng củ cải, cần tây và táo sẽ tạo ra một hỗn hợp để uống. Một điều cần lưu ý là lớp vỏ thực vật chứa carb có thể ảnh hưởng chỉ số đường huyết nên cần loại bỏ. Bạn có thể dùng máy ép nếu muốn tiết kiệm thời gian lọc sau khi xay các thành phần.
3.3 Gừng kết hợp với thảo quả
Thảo quả là thảo dược thiên nhiên được dùng tạo hương vị cho món ăn. Khi kết hợp thảo quả với gừng có thể nâng cao hiệu quả ổn định huyết áp của gừng. Khi pha trà cần lấy vỏ của thảo quả nghiền nát. Sau đó dùng vỏ đã nghiền pha với gừng và trà đen đem lọc uống hàng ngày. Vị trà có thể hơi khó uống nếu bạn không quen hãy bỏ thêm mật ong.
Trên đây là những cách hạ huyết áp rất đơn giản có thể áp dụng tại nhà, tuy nhiên để có được hiệu quả như mong muốn bạn cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài cũng như kết hợp cùng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Bên cạnh đó, người mắc cao huyết áp cũng có thể tham khảo thêm Định Áp Vương chiết xuất từ thảo dược với thành phần chính là cao cần tây sẽ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường (normotensive), vì thế không gây tác dụng phụ tụt huyết áp, không gây mệt mỏi, rất phù hợp với bệnh nhân bị tình trạng huyết áp không ổn định. Ngoài tác dụng hạ huyết áp, thuốc còn giúp tăng tính đàn hồi mạch máu, điều hòa nhịp tim, hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch.... Để đạt được hiệu quả người bệnh nên dùng thuốc từ 3 tới 6 tháng liên tiếp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.