Protein niệu hay còn gọi là tiểu đạm là tình trạng nước tiểu có chứa hàm lượng protein cao hơn bình thường, đây là một dấu hiệu cơ thể đang cảnh báo vấn đề thận. Protein niệu nói chung cần được quan tâm và điều trị đúng cách để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.
1. Protein niệu là bệnh gì?
Thông thường bệnh này sẽ không có triệu chứng nổi bật, cách phát hiện protein trong nước tiểu thường bắt nguồn từ việc xét nghiệm nước tiểu thường xuyên. Một số dấu hiệu người bệnh có thể gặp khi hàm lượng protein trong nước tiểu tăng: tiểu thường xuyên, nước tiểu có bọt, mệt mỏi, buồn nôn, sưng ở mặt bụng, bàn chân hay mắt cá chân, chán ăn và chuột rút vào ban đêm. Khi bệnh nhân mắc chứng thận hư, hội chứng này sẽ tích tụ nước trong cơ thể, gây phù các bộ phận như mắt cá chân, ngón tay, mắt, nghiệm trong hơn là phù chân, lưng và bụng, gây khó thở, đồng thời làm tăng lượng protein thải ra cùng nước tiểu.
2. Nguyên nhân gây protein niệu?
Nguyên nhân gây tiểu đạm thường là các bệnh lý và tổn thương khiến thận bị suy yếu hoặc khiến thận lọc bỏ luôn các phân tử lớn như protein và thải ra ngoài bằng đường nước tiểu. Có khá nhiều nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh thận, bao gồm: bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường, viêm cầu thận, hội chứng Goodpasture, bệnh tim, suy tim, cao huyết áp, bệnh lý thận lgA, nhiễm trùng thận, ung thư máu, Lupus, sốt rét, nhiều u tủy, viêm màng ngoài tim, tiền sản giật, viêm khớp dạng thấp, thiếu máu hồng cầu liềm và mang thai. Tuy nhiên những yếu tố môi trường cũng có thể gây protein niệu dù không gây tổn thương đến thận như môi trường lạnh, căng thẳng, sốt hay mất nước.
3. Cách làm giảm protein trong nước tiểu
Những trường hợp protein niệu nhẹ thì không cần phải điều trị, và protein niệu chỉ là dấu hiệu nhận biết bệnh lý, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Sau khi khám và xét nghiệm, nếu phát hiện tổn thương từ thận thì cần can thiệp y tế thích hợp sớm vì có thể dẫn đến suy thận. Trường hợp bệnh mạn tính như tăng huyết áp và tiểu đường cần dùng các loại thuốc ức chế men gan chuyển và ARB (chẹn thụ thể angiotensin).
Ngoài điều trị bệnh trực tiếp, các mẹ bầu có thể ăn gì để giảm protein trong nước tiểu? Các chuyên gia y tế đề nghị một số thói quen ăn uống sau: hạn chế các thực phẩm giàu kali, natri, magie và protein, hạn chế carbonhydrate và phức tạp (có trong đường và mì) để làm giảm hàm lượng đường trong máu, các loại rau tươi giàu chất xơ vì sẽ giúp duy trì thói quen đi tiểu đều đặn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.