Cách giảm đau đầu sau gáy tại nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Văn Trí - Trưởng Đơn nguyên Phẫu thuật thần kinh chức năng, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Đau đầu sau gáy là tình trạng thường gặp hiện nay, đặc biệt ở những bệnh nhân hay ngồi làm việc một chỗ hoặc ngồi sai tư thế. Tình trạng đau đầu sau gáy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Áp dụng những cách giảm đau đầu sau gáy tại nhà sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng này.

1. Nguyên nhân đau nửa đầu sau gáy

Đau nửa đầu sau gáy là tình trạng người bệnh có cảm giác đau phía sau đầu, cơn đau lan lên vùng đỉnh đầu, xuống cổ và vùng vai, gáy của người bệnh.

Tính chất của cơn đau có thể là âm ỉ trong nhiều giờ hoặc đau một cách dữ dội theo từng đợt. Đau nửa đầu sau gáy tăng lên khi người bệnh làm việc, căng thẳng do suy nghĩ và giảm đi khi nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu sau gáy rất đa dạng, có thể được phân ra như sau:

  • Đau đầu vùng sau gáy kèm theo đau vùng cổ

Viêm khớp: Viêm khớp khiến cổ và gáy người bệnh viêm, sưng to, rất đau khi cử động, thường sẽ do viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gây nên. Một số trường hợp khác có thể là do bất cứ loại viêm khớp nào.

Hoạt động sai tư thế: Khi đứng hay ngồi nếu không thực hiện đúng cách thì đều có thể gây ra tình trạng đau đầu sau gáy. Vì tư thế hoạt động không đúng nên các cơ ở vùng cổ, vai và lưng luôn trong tình trạng căng cứng, kéo dài gây nên những cơn đau vai gáy và đau đầu. Các trường hợp sai tư thế này thường là ngồi quá lâu trước máy tính hoặc ngủ không đúng tư thế, nằm gối quá cao...

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ: Bệnh lý thoát vị đĩa đệm ở những đốt sống cổ là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, đau cơ vùng cổ... Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm giữa đốt sống cổ bị thoát vị, trồi ra so với vị trí giữa đốt sống và chèn én vào rễ thần kinh ở ống sống, gây ra các cơn đau vùng cánh tay, sau gáy, thái dương...

Đau dây thần kinh chẩm: Dây thần kinh từ tủy sống đến vùng da dầu khi gặp tổn thương thì sẽ khiến cho tình trạng đau dây thần kinh chẩm diễn ra, các cơn đau dữ dội, theo đợt, bắt đầu từ vùng sau gáy và tiếp tục lan lên vùng da đầu người bệnh. Các triệu chứng kèm theo bao gồm đau vùng sau mắt, sợ ánh sáng, có cảm giác căng vùng da đầu, đau nhiều hơn khi cử động vùng cổ...

  • Đau đầu sau gáy và cơn đau tăng lên khi nằm xuống

Đau đầu chùm: Đây là tình trạng bệnh lý hiếm gặp nhưng mỗi khi xảy ra thì lại rất nặng nề, kéo dài trong nhiều tuần và nhiều tháng. Cơn đau đầu trong đau đầu chùm có thể diễn ra ở 1 hoặc 2 bên, đau nhiều hơn khi nằm xuống, các triệu chứng kèm theo như: Cảm thấy bồn chồn lo lắng, buồn nôn, nghẹt mũi, mí mắt bị chảy xệ, sợ ánh sáng và tiếng ồn... Cơn đau thường nằm xung quanh của một bên mắt và có thể lan tới các khu vực khác trên khuôn mặt, đầu và cổ.

2. Khi nào đau đầu sau gáy nên đến gặp bác sĩ?

Trong trường hợp đau đầu sau gáy chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ và thời gian ngắn thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, sử dụng các thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng.

Tuy nhiên nếu cơn đau tăng lên và mức độ dữ dội hơn, kèm theo những triệu chứng sau đây thì cần đến khám bác sĩ:

  • Đau đầu sau vai gáy tái phát nhiều lần mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau.
  • Sự tiến triển của cơn đau đầu ngày càng tăng lên, không giảm đi.
  • Xuất hiện các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, sốt ở nhiệt độ cao, yếu liệt, vận động khó khăn...
  • Có tiền căn tăng huyết áp trước đó.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên thì cơn đau đầu không còn ở mức độ nhẹ và chỉ liên quan đến căng thẳng, yếu tố cơ học nữa mà có thể nguyên nhân đến từ những bệnh lý nguy hiểm khác.

3. Cách giảm đau đầu sau gáy tại nhà

Một số cách giảm đau đầu sau gáy tại nhà có thể áp dụng đó là:

  • Không nên nằm nghiêng về 1 bên trong thời gian quá lâu; không nên nằm gối quá cao mà phải lựa chọn gối có độ cao vừa phải; tư thế nằm sao cho phần cột sống và phần cổ thẳng hàng.
  • Hạn chế tư thế cúi mặt xuống đất, gục mặt xuống bàn; nên tăng cường việc vận động phần đầu cổ bằng những động tác như ngả đầu về phía sau.
  • Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt để làm giảm triệu chứng.
  • Mát-xa, thư giãn vùng đầu cổ và vai gáy, có thể kèm theo chườm nóng để cơn đau dịu đi nhanh hơn.
  • Dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể thao để dự phòng tái phát.
  • Dùng thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau gây khó chịu, tuy nhiên không nên lạm dụng và tốt nhất là có chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi dùng.

4. Giảm đau đầu sau gáy bằng dược liệu

Để tiện dụng hơn và cải thiện chứng đau đầu sau gáy tại nhà hiệu quả, các chuyên gia sức khỏe đã nghiên cứu và cho ra đời một giải pháp giảm đau đầu từ thảo dược thiên nhiên với tính ưu việt. Đó chính là sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất dược liệu từ: Cao sơn đậu căn, cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng, MSM và kẽm salicylate.

Giảm đau thảo dược có chứa các thành phần trên có tác dụng theo cả nguyên lý Tây y và Đông y như sau:

  • Đối với tác dụng Tây y: Loại thảo dược có thành phần chính là sơn đậu căn, MSM, kẽm salicylate có thể giúp giảm đau bằng cách chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, ngăn ngừa những xung điện rò rỉ và chặn những thụ thể cảm nhận cảm giác đau, từ đó làm giảm triệu chứng đau trên bệnh nhân.
  • Đối với tác dụng Đông y: Các thành phần thảo dược có khả năng hoạt huyết, tán ứ, tăng cường lưu thông máu và làm giãn cơ.

Cách giảm đau đầu sau gáy rất đa dạng, từ việc không dùng thuốc và dùng thuốc, hay thủ thuật, phẫu thuật khi cần thiết. Việc chỉ định phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ trên từng người cụ thể. Mặc dù đây là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, đau đầu sau gáy vẫn cần được quan tâm và phát hiện sớm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương

Hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng

20221022_022829_429377_bach_thong_vuong.png

Thành phần

Oncolysin (cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane, kẽm salicylate), vỏ cây liễu, cao bán biên liên, cao tô mộc, cao huyền hồ sách, cao tam lăng, magie, mangan, đồng.

Đối tượng sử dụng

Dùng cho người bị đau xương khớp, đau đầu, đau bụng kinh.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

(XNQC: 00267/2019/ATTP-XNQC)

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe