Cách dùng thuốc Rovamycine

Thuốc Rovamycin 3miu thuộc nhóm kháng sinh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và trên, nhiễm trùng tai mũi họng, nhiễm trùng da, phổi, phế quản,...Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén đóng hộp, mỗi hộp gồm 2 vỉ x 5 viên. Cùng tìm hiểu công dụng, cách dùng thuốc Rovamycine qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Rovamycine tác dụng gì?

Thuốc kháng sinh Rovamycine có chứa hoạt chất chính là Spiramycin 3 triệu IU và các tác dược vừa đủ như: Silica khan thể keo, Magie stearate, Tinh bột ngô đã gelatin hóa, Hydroxypropyl Cellulose, cellulose vi tinh thể, Croscarmellose natri, Hypromellose, Macrogol 6000, Titanium dioxide.

Thuốc Rovamycine được sử dụng để điều trị một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như: nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng da và miệng. Hoạt chất Spiramycin được sử dụng để điều trị bệnh lậu cho trường hợp người bị dị ứng với penicillin. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng cho một số trường hợp bệnh lý khác. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định từ các bác sĩ, dược sĩ.

Thuốc Rovamycin 3miu chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin,cụ thể:

  • Trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới như: tai – mũi - họng, phế quản, phổi.
  • Nhiễm khuẩn da, miệng
  • Nhiễm trùng sinh dục
  • Bệnh nhiễm toxoplasma ở phụ nữ có mang thai.
  • Phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu trong những trường hợp đặc biệt.
  • Điều trị và dự phòng tái phát bệnh lý sốt thấp khớp dị ứng với betalactam.

2. Cách dùng thuốc Rovamycine

Những thông tin cung cấp dưới đây không thể thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc những lời khuyên của các chuyên viên y tế. Nếu bạn đang và sắp sử dụng thuốc Rovamycine hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc.

2.1. Cách dùng

Bạn cần uống thuốc Rovamycine theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Nên dùng thuốc theo một thời gian cố định và nếu tình trạng thuyên giảm cũng nên cắt liều từ từ.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên được dùng qua đường uống. Uống thuốc nguyên viên không nên nghiền hay tán nhỏ thuốc, kết hợp uống với ly nước đầy. Lưu ý, không uống thuốc kèm đồ uống có ga, cồn. Bạn có thể uống thuốc kèm với thức ăn hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ để tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

2.2. Liều dùng

Thuốc kháng sinh Rovamycine 3miu dạng viên không nên dùng cho trẻ em.

  • Trường hợp điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn: Người lớn dùng từ 6 - 9 viên/ngày liều 500mg, được chia làm 2 - 3 lần. Trường hợp viêm họng đặc biệt sẽ điều trị thuốc khoảng 10 ngày và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể tăng liều lên 8-10 viên/ngày liều 500mg với 2 lần uống mỗi ngày.
  • Trường hợp đề phòng 1 số bệnh nhiễm khuẩn: Người lớn dùng 3 viên/12 giờ và uống trong vòng 5 ngày.
  • Trường hợp trẻ em khi dùng thuốc cần dựa trên trọng lượng của cơ thể. Thông thường liều dùng sẽ là 50mg Rovamycine/kg.
  • Trường hợp điều trị bệnh lậu nên dùng 8-9 viên/ngày. Thông thường tổng liều dùng thuốc là 4000-5000mg/ngày.

Để sử dụng thuốc điều trị có hiệu quả, bạn cần tuân thủ theo liều dùng và thời gian uống thuốc theo toa thuốc mà bác sĩ, dược sĩ kê. Nếu như các triệu chứng sốt hoặc không còn triệu chứng có nghĩa đã khỏi bệnh hoàn toàn. Bạn nên giảm liều hoặc ngừng sử dụng khi thấy mệt mỏi.

2.3. Làm gì khi quên 1 liều

Nếu bạn vô tình quên liều hãy dùng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, thời gian uống thuốc liều tiếp theo gần liều uống bù. Bạn nên bỏ liều uống bù và uống liều tiếp theo. Không sử dụng gấp đôi liều thuốc lên theo quy định toa thuốc.

3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh Rovamycine

Khi bạn sử dụng thuốc Rovamycine có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào sử dụng thuốc cũng xảy ra tác dụng phụ. Nếu trường hợp tác dụng phụ trở nặng, bạn cần lập tức đi cấp cứu ngay.

Dưới đây là một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Rovamycine:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn/nôn
  • Cảm giác tê trên da
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Đau bụng
  • Nổi mẩn
  • Ngứa
  • Phù mạch
  • Sốc dị ứng
  • Nổi mụn mủ toàn thân kèm sốt
  • Cảm giác châm chích, như kiến bò bên ngoài da
  • Chức năng gan bất thường nhưng rất hiếm khi gặp
  • Thiếu máu, rất hiếm gặp

Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào kể trên hoặc triệu chứng khác, bạn hãy ngừng uống thuốc. Sau đó thông báo cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Rovamycine

Trước khi sử dụng thuốc bạn nên tìm hiểu kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và có thể tham khảo thêm thông tin bên dưới đây.

4.1. Chống chỉ định

Thuốc kháng sinh Rovamycine chống chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng spiramycin
  • Phụ nữ đang nuôi con bú
  • Dị ứng, mẫn cảm với thành phần thuốc hoặc các thuốc khác
  • Đang điều trị viêm màng não
  • Đang mang thai
  • Có sự định mang thai.
  • Người bị suy gan

4.2. Thận trọng khi sử dụng

Những trường hợp dưới đây cần thật thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh Rovamycine 3miu:

  • Người bị suy gan: nhất là những người bị rối loạn chức năng gan khi sử dụng có thể gây độc gan.
  • Trường hợp bị suy thận, liều dùng không cần điều chỉnh.
  • Trường hợp bị thiếu men Glucose 6 phosphat dehydrogenase.
  • Chưa có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Trường hợp mang thai có thể sử dụng spiramycin nếu cần thiết. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có nên hay không sử dụng thuốc.
  • Spiramycin được bài tiết qua trong sữa mẹ, vì thế không khuyên dùng thuốc trong thời gian này.
  • Khi sử dụng thuốc Rovamycine không nên kết hợp uống nước ép bưởi. Bởi vì nước ép bưởi có thể tạo ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Nếu phải điều trị thuốc kéo dài hoặc lặp lại thuốc có thể tăng vi khuẩn hoặc nấm lên quá mức. Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
  • Thuốc có nguy cơ tăng nhịp tim bất thường nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Bài viết trên đây là những thông tin cần biết về thuốc kháng sinh Rovamycine. Thuốc Rovamycine trị bệnh gì? Để tăng hiệu quả sử dụng thuốc điều trị, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn dùng thuốc từ các bác sĩ, dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe