Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Đau bụng kinh là một triệu chứng thường xảy ra ở một số người phụ nữ vào những ngày hành kinh. Mức độ đau thường nhẹ và không gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, tuy nhiên trong một số ít trường hợp đau bụng kinh dữ dội buồn nôn. Vậy có những cách nào chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì?
1. Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là một triệu chứng xảy ra vào những ngày hành kinh của phụ nữ. Cơ chế của quá trình này là việc tử cung co bóp để làm bong lớp nội mạc tử cung và đẩy lớp này ra bên ngoài gây hành kinh. Khi hành kinh có thể gây đau bụng, thắt lưng, bẹn hoặc bắp đùi. Các triệu chứng khác đi kèm với cơn đau bụng kinh gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, chuột rút, tiêu chảy...
Về mặt sinh lý, hơn 50% phụ nữ có triệu chứng đau bụng khi hành kinh, tuy nhiên mức độ đau bụng kinh thường là nhẹ đến trung bình, đau âm ỉ không quá mức nghiêm trọng và kéo dài từ một đến ba ngày đầu tiên. Tuy nhiên, phụ nữ có tình trạng đau bụng mạn tính, đặc biệt là đau bụng kinh mức độ dữ dội kèm buồn nôn, nôn, đau đầu...thường liên quan đến những bất thường như :
- Tử cung co thắt quá mạnh khi hành kinh, mức độ đau bụng kinh có thể tùy theo cơ địa của từng người phụ nữ, ngoài ra còn tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của từng người là khác nhau.
- Cổ tử cung hẹp do bất thường bẩm sinh, điều này khiến máu kinh khó được đẩy ra ngoài, do đó tử cung cần co bóp mạnh hơn nên làm cơn đau xảy ra ở mức độ nhiều hơn.
- Tiền sử gia đình : Một số báo cáo ghi nhận việc người mẹ hoặc chị em gái trong một gia đình bị đau bụng kinh dữ dội thì khả năng con gái cũng sẽ xảy ra tình trạng đau bụng kinh với mức độ tương tự.
- PMS (premenstrual syndrome) hay hội chứng tiền kinh nguyệt: Hội chứng này ảnh hưởng đến 90% phụ nữ có kinh nguyệt.
- PMDD (premenstrual dysphoric disorder) hay hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Hội chứng này ảnh hưởng đến 5% phụ nữ có kinh nguyệt. Những phụ nữ có trầm cảm hoặc tiền sử gia đình bị trầm cảm, mức độ căng thẳng cao, thường xuyên lo âu, suy nghĩ tiêu cực có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.
- Các bệnh lý phụ khoa như u xơ cơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,...
- Một số phụ nữ có đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung thường xảy ra đau bụng ở mức độ nặng khi hành kinh.
- Việc lao động quá sức hoặc thực hiện các vận động quá mạnh trong những ngày hành kinh.
- Các bệnh lý rối loạn nội tiết có thể làm tăng cao bất thường Prostaglandin hay Progesterone trong máu, từ đó làm tăng co thắt tử cung dữ dội hơn.
- Chế độ ăn thiếu lành mạnh như ăn đồ cay nóng, đồ lạnh...
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý : Lười hoạt động thể lực, thức khuya...
2. Tham khảo một số cách chữa đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung
Các phương pháp dưới đây được đưa ra nhằm giúp phụ nữ giải quyết các cơn đau khi hành kinh đặc biệt là những cách chữa đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung.
2.1. Giảm căng thẳng, lo âu
Căng thẳng, stress, suy nghĩ tiêu cực, lo âu... có thể làm cho cơn đau bụng kinh tồi tệ hơn. Sử dụng các phương pháp giảm căng thẳng như tập Yoga, ngồi thiền, hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động yêu thích để giảm căng thẳng.
2.2. Chườm ấm bụng bằng cách sử dụng khăn ấm hoặc miếng dán nhiệt
Dùng miếng dán, khăn ấm hay miếng đệm sưởi điện lên bụng dưới có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu trong bụng, giãn các cơ tử cung, từ đó làm giảm đau.
2.3. Massage bụng bằng tinh dầu
Sử dụng một số loại tinh dầu như hoa oải hương, cây hiền nhân (Sage), lá kinh giới, hoa hồng, quế, đinh hương...có thể giúp giảm đau bụng kinh khi được mát-xa lên vùng bụng. Trước khi sử dụng tinh dầu, nên pha với tinh dầu nền như dầu dừa hoặc dầu jojoba... để giúp tinh dầu thấm được vào da một cách an toàn và giúp lan tỏa dầu.
2.4. Các hoạt động thể lực
Các hoạt động thể lực khác như đi bộ, đạp xe, leo núi, tập khiêu vũ... hoặc thậm chí là các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng đau bụng kinh.
2.5. Sử dụng các thuốc giảm đau
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) có thể giúp giảm đau bụng kinh và các cơn đau khác liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được lựa chọn đầu tay, vì nhóm NSAIDs không chỉ có tác dụng giảm đau và viêm mà còn làm giảm nồng độ Prostaglandin được tạo ra bởi cơ thể và làm giảm tác dụng của chúng.
- Một số thuốc thường dùng như: Paracetamol, Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve), Aspirin (Bufferin)...
Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào, đặc biệt ở những người có tiền sử các vấn đề về tim, gan hoặc thận, hen suyễn, loét hoặc rối loạn chảy máu đường tiêu hóa.
3. Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp giảm đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung
Giải pháp sử dụng thuốc còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên nhiều chị em đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược chứa những thành phần thảo dược như: đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc, hương phụ cũng là một cách chữa đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung hiệu quả.
Đặc biệt sản phẩm còn chứa thành phần N-acetyl-L-cysteine có tác dụng rất tốt trong việc giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hoà nội tiết tố, tăng cường miễn dịch từ đó làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Đồng thời, còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng vô sinh hiếm muộn hay lạc nội mạc tử cung. Hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại 3 bệnh viện lớn trong nước giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng, rong kinh và giảm kích thước khối lạc nội mạc tử cung.
3.1. Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất
- Các chất bổ sung khác có liên quan đến việc giảm đau bụng kinh bao gồm: Canxi, Vitamin B6, Vitamin B1, Vitamin E, Vitamin D, Vitamin B12 và dầu cá.
- Sử dụng các loại dược phẩm này theo chỉ dẫn và trao đổi với bác sĩ.
3.2. Chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm an toàn
- Các loại thực phẩm có thể làm giảm cơn đau bụng kinh bao gồm quả mọng, bơ, dầu ô liu nguyên chất, cá béo...
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây tích nước, đầy bụng và khó chịu, chẳng hạn như: Thức ăn mặn, Cafein, rượu bia, thức ăn nhiều chất béo...
3.3. Uống đủ nước
- Việc uống nhiều nước trong những ngày hành kinh là hết sức cần thiết, vì sử dụng đủ nước sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và điều hòa các hoạt động theo sự co thắt của phần cơ tử cung.
- Mỗi ngày, chị em nên uống từ 2 - 3 lít nước sạch và ấm, vì nước lạnh có thể gây lạnh bụng, từ đó làm cho các cơn đau dễ xảy ra và ở mức độ dữ dội hơn.
3.4. Bấm huyệt
- Bấm huyệt là một phương pháp không xâm lấn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cơn đau.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về bấm huyệt về vị trí và cách thực hiện tại nhà để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ Vinmec.com đã giúp chị em có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc khắc phục tình trạng đau bụng kinh được hiệu quả và an toàn hơn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHỤ LẠC CAO EX
Dùng cho người bị đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung
- Giúp giảm triệu chứng: Đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều.
- Hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh.
Bệnh viện Phụ sản TW, Từ Dũ, ĐH Y Hà Nội chứng minh Phụ Lạc Cao giảm đau bụng kinh tới 90% trường hợp sử dụng; 100% chị em có màu sắc kinh trở về bình thường mà không gặp tác dụng phụ. (*)
Thành phần: N-Acetyl-L-Cysteine, cao Đan sâm, cao Đương quy, cao Hương phụ, cao Nga truật, cao Sài hồ bắc.
Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, đau tức vùng bụng, hông trong kinh kỳ.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY!
(XNQC: 01303/2019/ATTP-XNQC)
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(*) Kết quả nghiên cứu được công bố tại:
- Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại Đại học Y Hà nội năm 2013.
- Báo cáo của PGS.TS Nguyễn Viết Tiến- Bệnh viện Phụ sản TW- đăng trên Tạp chí Thông tin Y Dược số 2/2021
- Bài viết của nhóm bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đăng trên Tạp chí Phụ sản Tập 12 (02 - Phụ bản), 05/2014.