Có nhiều cách chữa chín mé có mủ ở chân, tay, tùy vào loại chín mé và mức độ nặng nhẹ. Nếu nhẹ thì cách chữa chín mé có mủ có thể là sát khuẩn và giữ gìn vệ sinh tay, chân. Nếu nặng thì cách chữa chín mé có mủ ở ở tay, chân là có thể phải rạch dẫn lưu mủ, thậm chí là phẫu thuật.
Chín mé là một trong những bệnh thường gặp ngoài da, là tình trạng ở phần đầu ngón tay hoặc chân sưng múp lên, ngứa, áp xe có mủ. Bệnh do nhiễm khuẩn, chủ yếu là liên cầu khuẩn xâm nhập vào vết thương hở (trầy, xước) khi không vệ sinh tay chân sạch sẽ, dẫn đến nhiễm trùng, đau đớn.
Có 3 loại chín mé là chín mé dưới da, chín mé nông và sâu. Chín mé rất hay tái phát, nếu không chữa trị kịp thời hoàn toàn, đồng thời không giữ gìn vệ sinh tay chân, chín mé có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn nặng. Dưới đây là các cách chữa chín mé có mủ ở tay, chân mà bạn có thể áp dụng tại nhà, ngay khi phát hiện để tránh biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng..
1. Ngâm muối hoặc giấm chữa chín mé có mủ ở chân, tay
Bạn có thể ngâm tay hoặc chân trong muối đặc hoặc một loại muối vô cơ đặc biệt có tên là Epsom (hay còn gọi magie sulphat) thường dùng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Đây là cách chữa chín mé có mủ ở chân, tay mà bạn có thể thực hiện tại nhà, giúp giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Các bước thực hiện như sau:
- Cho 2 muỗng muối magie sulphat vào 1 - 2 lít nước ấm.
- Cho tay hoặc chân bị chín mé vào và ngâm trong khoảng 20 - 25 phút.
- Dùng khăn sạch lau khô, thực hiện mỗi ngày từ 2 - 4 lần.
Ngoài ngâm muối, bạn có thể ngâm giấm pha với nước, dùng giấm táo và pha với tỷ lệ là 1:4 (giấm:nước). Với giấm pha nước thì bạn chỉ ngâm từ 15 - 20 phút và thực hiện 2 - 3 lần.
Cách chữa chín mé có mủ ở chân, tay này phù hợp với chín mé dạng nông, lúc mới phát hiện, nốt mủ còn nhỏ, giúp làm sạch vết thương, sát khuẩn và tránh làm mủ lan rộng. Sau khi ngâm muối hoặc giấm, bạn có thể bôi thêm mỡ kháng sinh để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
Xem ngay: Chín mé ngón tay có nguy hiểm?
2. Ngâm nước ấm chữa chín mé có mủ ở chân
Đối với chín mé có mủ ở chân, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm từ 20 - 30 phút để làm da chân trở nên mềm hơn. Sau đó, dùng khăn sạch và lau khô chân rồi dùng 1 miếng gạc nhỏ bằng vải cotton để đệm vào chỗ móng bị chín mé. Nâng hoặc trượt phần móng để làm sạch vết thương và giảm viêm nhiễm. Ngâm nước ấm là cách chữa chín mé chân có mủ mà bạn có thể thực hiện tại nhà trong 3 - 4 ngày.
Ngoài ra, để loại bỏ phần móng chân mọc vào trong do chín mé, bạn có thể sử dụng một cái kéo y tế đã được sát khuẩn để cắt móng. Sau đó, dùng miếng gạc sạch để băng lại và giữ cho vết thương không nhiễm trùng. Để tránh bấm vào thịt, bạn có thể dùng 1 miếng bông gòn thấm nước để dưới móng. Ngâm chân trong nước ấm vài ngày, khi chín mé thuyên giảm thì móng có thể mọc lại bình thường.
3. Cách chữa chín mé có mủ ở chân, tay nặng
Đối với những trường hợp chín mé dưới da có mủ nặng, bệnh nhân nên thăm khám y tế để được thực hiện tiểu phẫu rạch thoát dẫn lưu mủ và chỉ định dùng kháng sinh kết hợp.
Một số trường hợp chín mé sâu gây đau đớn, dai dẳng, không đáp ứng với những cách chữa chín mé có mủ ở chân, tay nêu trên, người bệnh cần chụp X-quang để kiểm tra biến chứng của bệnh vào gân, xương, khớp gây viêm. Lúc này, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nghiêm trọng để loại bỏ xương và phẫu thuật nhiều lần.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà cách chữa chín mé có mủ ở chân, tay sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù chín mé nhẹ cũng không nên chủ quan vì nó có thể gây biến chứng nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.