Các yếu tố nguy cơ gây ung thư là gì?

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác lý do tại sao người này bị ung thư nhưng người khác thì không. Những nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ ung thư có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của một người, từ đó cần giảm tiếp xúc với các nguy cơ này giúp phòng ngừa ung thư.

1. Cách phát hiện ra các yếu tố nguy cơ gây ung thư

Các yếu tố nguy cơ ung thư bao gồm tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất khác, cũng như một vài hành vi nhất định. Ngoài ra, các yếu tố gây ung thư cũng bao gồm những thứ mà chúng ta không thể kiểm soát, như tuổi tác và tiền sử gia đình. Tiền sử gia đình có người mắc một số bệnh ung thư có thể là dấu hiệu của hội chứng ung thư di truyền có thể xảy ra ở các thế hệ tiếp theo.

Hầu hết các yếu tố nguy cơ ung thư (và bảo vệ) ban đầu được xác định trong các nghiên cứu dịch tễ học. Trong những nghiên cứu này, các nhà khoa học so sánh với nhóm người mắc bệnh ung thư với những người không mắc ung thư. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng những người mắc ung thư ít nhiều đều có những hành vi nhất định hoặc tiếp xúc với một số chất nhất định nhiều hơn so với những người không mắc ung thư.

Tuy nhiên các nghiên cứu này không thể khẳng định hoàn toàn rằng một hành vi hoặc chất gây ung thư. Ví dụ, phát hiện có thể chỉ là kết quả của sự tình cờ, hoặc yếu tố rủi ro thực sự có thể là một cái gì đó khác với yếu tố rủi ro bị nghi ngờ. Nhưng những phát hiện thuộc các loại nghiên cứu dịch tễ này đôi khi nhận được sự chú ý trên các phương tiện truyền thông và điều này có thể dẫn đến những ý tưởng sai lầm về cách ung thư bắt đầu và lây lan.

Danh sách dưới đây bao gồm các yếu tố nguy cơ được biết đến nhiều nhất hoặc nghi ngờ nhất đối với bệnh ung thư. Mặc dù có thể tránh được một số yếu tố rủi ro này, nhưng một số yếu tố khác như thì không thể. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.


Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra ung thư
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra ung thư

2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư

2.1 Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư. Theo dữ liệu thống kê gần đây nhất từ ​​Chương trình Theo dõi, Dịch tễ và Kết quả của Viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ, tuổi trung bình chẩn đoán mắc ung thư là 66 tuổi. Điều này có nghĩa là một nửa số trường hợp ung thư xảy ra ở những người dưới độ tuổi này và một nửa ở những người trên độ tuổi này. Một phần tư các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán ở những người từ 65 đến 74 tuổi.

Mô hình về tuổi tương tự cũng được phát hiện cho nhiều loại ung thư phổ biến. Ví dụ, độ tuổi trung bình khi chẩn đoán ung thư vú là 61 và 68 tuổi đối với ung thư đại trực tràng, 70 tuổi đối với ung thư phổi và 66 tuổi đối với ung thư tuyến tiền liệt.


Nhưng bệnh ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ví dụ, ung thư xương được chẩn đoán thường xuyên nhất ở những người dưới 20 tuổi, với hơn một phần tư các trường hợp xảy ra ở nhóm tuổi này. Và 10% bệnh bạch cầu cấp được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, trong khi chỉ có 1% ung thư nói chung được chẩn đoán ở nhóm tuổi đó. Một số loại ung thư, chẳng hạn như u nguyên bào thần kinh, phổ biến hơn ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên so với người lớn.

2.2 Rượu

Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thực quản, thanh quản, gan và vú. Bạn càng uống nhiều, nguy cơ của bạn càng cao. Nguy cơ ung thư cao hơn nhiều đối với những người vừa uống rượu vừa hút thuốc lá.Các bác sĩ khuyên những người uống nên uống với số lượng vừa phải, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.

Bài dịch từ: webmd.com

2.3 Các chất gây ung thư trong môi trường

Nguyên nhân của ung thư có thể do những thay đổi trong một số gen làm thay đổi cách thức hoạt động của các tế bào. Một số thay đổi di truyền này xảy ra một cách tự nhiên khi ADN được sao chép trong quá trình phân chia tế bào. Nhưng những người khác lại là kết quả của phơi nhiễm môi trường làm hỏng ADN. Những phơi nhiễm này có thể bao gồm các chất, chẳng hạn như các hóa chất trong khói thuốc lá, hoặc bức xạ, chẳng hạn như tia cực tím từ mặt trời.

Mọi người có thể tránh một số phơi nhiễm gây ung thư, như khói thuốc lá và tia nắng mặt trời. Nhưng trong một số trường hợp rất khó tránh, đặc biệt nếu chúng ở trong không khí mà chúng ta hít thở, trong nước chúng ta uống, thực phẩm chúng ta ăn hoặc các vật liệu chúng ta sử dụng để thực hiện công việc của mình.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu những chất phơi nhiễm nào có thể gây ra hoặc đóng góp cho sự phát triển của ung thư. Hiểu rõ về những chất phơi nhiễm nào có hại và nơi chúng được tìm thấy, có thể giúp mọi người tránh những tác nhân này.

2.4 Viêm mãn tính

Viêm là một phản ứng sinh lý bình thường làm cho các mô bị tổn thương lành lại. Quá trình viêm bắt đầu khi các mô bị tổn thương giải phóng các hóa chất và đáp lại, các tế bào bạch cầu tạo ra các chất khiến các tế bào phân chia và phát triển để xây dựng lại mô để giúp sửa chữa chấn thương. Một khi vết thương được chữa lành, quá trình viêm kết thúc.

Trong viêm mãn tính, quá trình viêm có thể bắt đầu ngay cả khi không có tổn thương và nó không kết thúc khi cần thiết. Tại sao viêm vẫn tiếp tục diễn ra mà không kết thúc thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hoàn toàn. Viêm mãn tính có thể do nhiễm trùng không biến mất, phản ứng miễn dịch bất thường đối với các mô bình thường hoặc các tình trạng như béo phì.

Theo thời gian, viêm mãn tính có thể gây tổn thương ADN và dẫn đến ung thư. Ví dụ, những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, có nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

2.5 Thuốc lá

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và tử vong do ung thư. Những người sử dụng các sản phẩm thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá từ người khác (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn do các sản phẩm thuốc lá và khói thuốc lá có nhiều hóa chất làm tổn thương ADN.

Sử dụng thuốc lá gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, miệng, thực quản, họng, bàng quang, thận, gan, dạ dày, tuyến tụy, đại tràng và trực tràng và bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Những người sử dụng thuốc lá không khói (thuốc hít hoặc thuốc lá nhai) có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, thực quản và tuyến tụy.


Thuốc lá có thể gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác nhau
Thuốc lá có thể gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác nhau

2.6 Ánh sáng mặt trời

Mặt trời, đèn cực tím và máy làm ngăm da (tanning booths) đều phát ra tia cực tím (UV). Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím gây ra lão hóa da sớm và tổn thương da có thể dẫn đến ung thư da.

Mọi người ở mọi lứa tuổi và tông màu da nên hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt trời, đặc biệt là giữa buổi sáng và chiều muộn, và tránh các nguồn bức xạ tia cực tím khác, chẳng hạn như giường tắm nắng. Cần lưu ý là bức xạ UV được phản xạ bởi cát, nước, tuyết và băng và có thể đi qua kính chắn gió và cửa sổ. Mặc dù ung thư da phổ biến hơn ở những người có tông màu da sáng, nhưng những người thuộc mọi tông da đều có thể bị ung thư da, kể cả những người có da tối màu.

2.7 Béo phì

Những người béo phì có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú (ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh), đại tràng, trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản, thận, tụy và túi mật .

Ngược lại, ăn chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và giữ cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Những hành vi lành mạnh này cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường type II và huyết áp cao.

2.8 Bức xạ

Bức xạ của các bước sóng nhất định, được gọi là bức xạ ion hóa, có đủ năng lượng để làm hỏng ADN và gây ung thư. Bức xạ ion hóa bao gồm radon, tia X, tia gamma và các dạng bức xạ năng lượng cao khác. Các dạng phóng xạ năng lượng thấp, không ion hóa, như ánh sáng nhìn thấy và năng lượng từ điện thoại di động và trường điện từ không làm hỏng ADN và chưa được phát hiện gây ung thư.


Béo phì gia tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư nguy hiểm
Béo phì gia tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư nguy hiểm

2.9 Tác nhân truyền nhiễm

Một số tác nhân truyền nhiễm, bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây ung thư hoặc làm tăng nguy cơ ung thư sẽ hình thành như Epstein-Barr virus, HBV và HCV, HIV, HPVs, HTLV-1, KSHV, MCPyV. Một số virus có thể phá vỡ các tín hiệu dùng để kiểm tra sự phát triển và tăng sinh của tế bào.

Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ung thư khác. Và một số virus, vi khuẩn và ký sinh trùng cũng gây viêm mãn tính, có thể dẫn đến ung thư.

Hầu hết các vi-rút có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua máu và/hoặc các chất dịch cơ thể khác. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách tiêm vắc-xin, không quan hệ tình dục khi không được bảo vệ và không dùng chung kim tiêm.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe