Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Vượng - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Nhiễm trùng tiểu là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở người. Là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu của người gây ra những phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu như phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy máu, chẩn đoán hình ảnh,...
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng gây ra ảnh hưởng đến một phần của đường tiết niệu. Trong trường hợp ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới thì được coi như là một nhiễm trùng bàng quang, khi đường tiết niệu trên bị ảnh hưởng thì gọi là nhiễm trùng thận.
Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất là do vi khuẩn Escherichia coli.Yếu tố nguy cơ bảo gồm: Nữ giới, quan hệ tinh dục, bệnh tiểu đường, béo phì và do tiền sử gia đình. Tuy quan hệ tình dục là yếu tố nguy cơ nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu không thuộc nhóm bệnh lây qua đường tình dục.
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu theo 4 con đường:
- Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu đường máu.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu đường bạch huyết.
- Vi khuẩn lây lan từ cơ quan lân cận.
Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu theo cơ chế ngược dòng do niệu đạo ngắn, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào bàng quang thông qua giao hợp. Mặt khác vi khuẩn có thể vào bàng quang và niệu quản rồi lên thận nhờ vào việc trào ngược nước tiểu bàng quang niệu quản. Việc can thiệp vào đường tiết niệu do các thủ thuật như dẫn lưu bàng quang, soi bàng quang, chụp niệu quản ngược dòng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.
Nhiễm khuẩn ở thận xảy ra do nhiều loại Gram dương ví dụ như: S.aureus, Streptococcus... Các vi khuẩn này thường gây ra nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường máu. Các vi khuẩn Gram âm hiếm khi xảy ra theo con đường này.
Các bệnh lý tăng áp lực ở bàng quang là nguyên nhân làm dòng bạch huyết đổ trực tiếp vào thận giúp vi khuẩn xâm nhập vào thận .
Nhiễm khuẩn ngược dòng là đường chủ yếu nhất trong bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu.
Nhiễm khuẩn do xâm nhiễm từ các cơ quan lân cận: gặp trên những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, rò tiêu hóa, rò bàng quang âm đạo.
Triệu chứng khi nhiễm trùng tiểu:
- Đối với trẻ nhỏ: Sốt, khóc nhiều, khóc hoặc nhăn nhó khi đi tiểu, chán ăn,,,
- Đối với người lớn: Khi mắc nhiễm trùng tiểu trên sẽ thấy đau lưng, tiểu máu, nước tiểu đục, khó tiểu, tiểu buốt, sốt, tiểu nhiều lần, giao hợp đau, cảm giác toàn thân mệt mỏi không được khỏe. Nhiễm trùng tiểu dưới người bệnh cảm thấy ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn, đau vùng hạ sườn,...
2. Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu
2.1 Cách lấy bệnh phẩm
Lấy nước tiểu giữa dòng: Bệnh phẩm được lấy vào buổi sáng theo phương pháp lấy nước tiểu giữa dòng.
- Đối với bệnh nhân nam: Vệ sinh sạch bộ phận sinh dục, đi tiểu bỏ những giọt nước tiểu đầu tiên, sau đó đi tiểu vào ống nghiệm vô khuẩn khoảng 10ml nước tiểu.
- Đối với bệnh nhân nữ: Cho bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, kéo môi lớn âm hộ bộc lộ lỗ niệu đạo, đi tiểu bỏ những giọt đầu, lấy khoảng 10 ml nước tiểu vào cốc vô khuẩn rộng miệng.
Lấy nước tiểu qua catheter: Đặt catheter qua niệu đạo, phương pháp này cần đảm bảo vô khuẩn để làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn nhưng dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
Chọc hút trên xương mu: Là phương pháp có thể đảm bảo vô khuẩn, phương pháp chọc hút trên xương mu đặc biệt tốt cho nuôi cấy phân lập vi khuẩn kỵ khí. Nhưng kỹ thuật phức tạp nên ít được thực hiện, mà chỉ áp dụng đối với trẻ em hoặc người lớn mắc bí tiểu tiện.
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Số lượng nước tiểu: Phải lấy ít nhất 10 ml để quan sát và nuôi cấy, lấy 20ml nước tiểu để xác định nấm và Mycobacteria.
Thời gian xét nghiệm: Sau khi lấy nước tiểu phải được làm xét nghiệm ngay trong vòng một giờ, và không quá 4 giờ. Nếu bảo quản lạnh không được quá 18 giờ.
Đang có chu kỳ kinh nguyệt
Uống thuốc ví dụ như thuốc lợi tiểu, erythromycin, trimethoprim, hoặc vitamin C liều cao, tetracycline,...
Chụp X-quang có chất cản quang trong vòng 3 ngày
Để xét nghiệm được chính xác, nên nhịn ăn từ 6-8 giờ đồng hồ trước khi làm xét nghiệm nước tiểu. Do các chất dinh dưỡng có trong thức ăn có thể sẽ làm thay đổi một vài chỉ số của nước tiểu. Nên lấy nước tiểu vào buổi sáng khi ngủ dậy để thức ăn có thể tiêu hóa hết trong thời gian ngủ ban đêm.
2.3 Các xét nghiệm chẩn đoán
Que thử nước tiểu có thể là một test sàng lọc, có thể phát hiện được sự xuất hiện của protein, bạch cầu, hồng cầu và một số các chỉ số hóa sinh khác mang tính cách định hướng.
2.1 Cách lấy bệnh phẩm
Lấy nước tiểu giữa dòng: Bệnh phẩm được lấy vào buổi sáng theo phương pháp lấy nước tiểu giữa dòng.
- Đối với bệnh nhân nam: Vệ sinh sạch bộ phận sinh dục, đi tiểu bỏ những giọt nước tiểu đầu tiên, sau đó đi tiểu vào ống nghiệm vô khuẩn khoảng 10ml nước tiểu.
- Đối với bệnh nhân nữ: Cho bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, kéo môi lớn âm hộ bộc lộ lỗ niệu đạo, đi tiểu bỏ những giọt đầu, lấy khoảng 10 ml nước tiểu vào cốc vô khuẩn rộng miệng.
Lấy nước tiểu qua catheter: Đặt catheter qua niệu đạo, phương pháp này cần đảm bảo vô khuẩn để làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn nhưng dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
Chọc hút trên xương mu: Là phương pháp có thể đảm bảo vô khuẩn, phương pháp chọc hút trên xương mu đặc biệt tốt cho nuôi cấy phân lập vi khuẩn kỵ khí. Nhưng kỹ thuật phức tạp nên ít được thực hiện, mà chỉ áp dụng đối với trẻ em hoặc người lớn mắc bí tiểu tiện.
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Số lượng nước tiểu: Phải lấy ít nhất 10 ml để quan sát và nuôi cấy, lấy 20ml nước tiểu để xác định nấm và Mycobacteria.
Thời gian xét nghiệm: Sau khi lấy nước tiểu phải được làm xét nghiệm ngay trong vòng một giờ, và không quá 4 giờ. Nếu bảo quản lạnh không được quá 18 giờ.
Đang có chu kỳ kinh nguyệt
Uống thuốc ví dụ như thuốc lợi tiểu, erythromycin, trimethoprim, hoặc vitamin C liều cao, tetracycline,...
Chụp X-quang có chất cản quang trong vòng 3 ngày
Để xét nghiệm được chính xác, nên nhịn ăn từ 6-8 giờ đồng hồ trước khi làm xét nghiệm nước tiểu. Do các chất dinh dưỡng có trong thức ăn có thể sẽ làm thay đổi một vài chỉ số của nước tiểu. Nên lấy nước tiểu vào buổi sáng khi ngủ dậy để thức ăn có thể tiêu hóa hết trong thời gian ngủ ban đêm.
2.3 Các xét nghiệm chẩn đoán
Que thử nước tiểu có thể là một test sàng lọc, có thể phát hiện được sự xuất hiện của protein, bạch cầu, hồng cầu và một số các chỉ số hóa sinh khác mang tính cách định hướng.
2.3.1 Phân tích nước tiểu: Hóa sinh, tế bào
Hai nét đặc trưng bao gồm:
- Nước tiểu là mẫu xét nghiệm có sẵn và dễ thu thập.
- Trong nước tiểu có chứa nhiều thông tin về chức năng chuyển hóa chủ yếu của cơ thể, trong đó có chứa vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,...
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì trong nước tiểu sẽ chứa vi khuẩn hay tế bào nấm men hoặc ký sinh trùng. Màu nước tiểu khi đó sẽ đục. Tìm vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng bằng cách phân tích kính hiển vi.
Phát hiện Các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn trong nước tiểu Như nitrit: phát hiện được khi số lượng vi khuẩn >104-105.Tổng phân tích nước tiểu , phát hiện leukocyte esterase, phát hiện nitrit có thể áp dụng tốt trong các trường hợp không có điều kiện nuôi cấy nước tiểu.
Các chỉ số xét nghiệm trong nhiễm trùng tiểu
- Bạch cầu: Chỉ số của tế bào bạch cầu có trong nước tiểu ở người trưởng thành khỏe mạnh bình thường là tư 10-25 Leu/UL. Nếu chỉ số bạch cầu tăng mà đi kèm cùng với triệu chứng tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần có thể do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn gây ra bệnh viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang.
- Nitrit: Trong nước tiểu thông thường không có nitrit, hoặc có ở mức rất thấp. Chỉ số nitrit có trong nước tiểu ở mức cho pháp là 0,05-0,1 mg/dL. Nitrit được hình thành do vi khuẩn chuyển hóa thành từ nitrat. Sự xuất hiện của nitrit trong nước tiểu đồng nghĩa với việc vi khuẩn đang tấn công cơ thể, đặc biệt là các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong đó hay gặp nhất là loại nhiễm trùng E.coli Có thể kiểm tra nitrit có trong nước tiểu bằng cách sử dụng que thử. Nếu que thử nitrit lần màu hồng hoặc màu hồng nhạt nghĩa là trong nước tiểu có chứa nitrit và vi khuẩn.
- Protein: Chỉ số protein trong mức cho phép có trong nước tiểu là trace (không sao); 7,5-20mg/dL hoặc 0,075-0,2 g/L. Để xét nghiệm chỉ số protein chính xác cần sử dụng nước tiểu vào buổi sáng, lần đi tiểu đầu tiên sau khi ngủ dậy. Thông qua chỉ số protein trong nước tiểu có thể phát hiện được các bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay nước tiểu có bị nhiễm trùng không.
2.3.2 Kỹ thuật nhuộm soi trực tiếp
Trước khi nuôi cấy, bệnh phẩm được tiến hành nhuộm soi trực tiếp theo phương pháp xét nghiệm không ly tâm nước tiểu. ống nước tiểu được lắc kỹ, dùng pipette Pasteur vô khuẩn lấy nước tiểu nhỏ một giọt (0,05ml) lên một lam kính sạch. Có thể nhỏ 3- 4 giọt lên một lam kính ở 3 - 4 vị trí, không để các giọt nước tiểu lẫn vào nhau, không dàn giọt nước tiểu cho rộng ra. Để khô tự nhiên, cố định tiêu bản bằng nhiệt rồi nhuộm Gram.
Đánh giá kết quả
Về bạch cầu niệu:
Nếu trên tiêu bản không có bạch cầu (BC) trên vi trường có thể là không có nhiễm khuẩn.
Nếu có > 10 BC/ vi trường chắc chắn có NKTN.
Về vi khuẩn niệu:
- Nếu có trên 10 VK/vi trường kết luận có NKTN (số lượng vi khuẩn >105 VK/ml). Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất của phương pháp nhuộm Gram để chẩn đoán NKTN.
- Nếu không có bạch cầu và không có vi khuẩn thì không cấy nước tiểu.
- Nếu có nhiều hơn 2 loại hình thể vi khuẩn trong nước tiểu thì cần phải lấy mẫu nước tiểu lại để xác định
2.3.3 Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu
Là xét nghiệm quan trọng nhất, mang lại giá trị chẩn đoán quyết định các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Thường dùng loope 0,01ml, và 0,001ml.
Hai vấn đề quan trọng cần chú ý khi nuôi cấy là: sự hiện diện vi khuẩn ở quy đầu và niệu đạo làm cho nước tiểu có vi khuẩn với số lượng thấp. NKTN ở sâu trong cơ thể (viêm bể thận, niệu quản) có thể không thấy vi khuẩn trong nước tiểu do bị tắc nghẽn.
Đánh giá kết quả:
Nếu số lượng vi khuẩn ≥ 105 kết luận là nhiễm khuẩn tiết niệu.
Nếu số lượng vi khuẩn 103 - 105 nghi ngờ NKTN, cần kết hợp với lâm sàng, xét nghiệm trực tiếp xem số lượng bạch cầu niệu. Nếu có > 1 BC/ 1 vi trường thì cần phải xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Nếu số lượng vi khuẩn < 103 kết luận không có NKTN.
Nếu có trên hai loài vi khuẩn có thể là do nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu, bệnh phẩm cần được lấy lại, xét nghiệm lần 2.
2.3.4 Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh bao gồm siêu âm, chụp x-quang nhằm phát hiện được các dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu.
Tóm lại, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn tới những biến chứng như viêm bể thận, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp. Đối với trẻ em có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng dẫn tới suy thận mạn tính. Ở phụ nữ có thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai hoặc nhiễm trùng sơ sinh. Do đó khi thấy những dấu hiệu bất thường như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, khó tiểu dù muốn tiểu, nước tiểu có màu đục thậm chí sốt, tiểu ra máu,... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng tiểu sớm và được điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Thạc sĩ. Bác sĩ. Trần Thị Vượng sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa đã có thời gian 2 năm đào tạo chuyên ngành vi sinh tại Nhật Bản. Với kinh nghiệm giảng dạy 9 năm tại trường Đại Học Y Dược Hải Phòng, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, được đào tạo liên tục về An toàn sinh học phòng xét nghiệm và Đảm bảo chất lượng xét nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, có kinh nghiệm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Hiện đang là bác sĩ tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.