Các vấn đề thường gặp về vú sau khi cho con bú

Một mối liên kết đặc biệt giữa mẹ và bé sẽ được tạo ra khi cho con bú sữa mẹ. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít bà mẹ lo sợ sẽ gặp phải các vấn đề về vú khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và cho con bú, kích thước và hình dáng của bộ ngực sẽ thay đổi. Kích thước vú được xác định bởi các mô mỡ. Khi cho con bú sữa mẹ, mô ở vú sẽ dày hơn và sau khi cho con bú, cả mô mỡ và mô liên kết trong vú có thể thay đổi.

Sau khi nuôi con bằng sữa mẹ, ngực có thể trở lại kích thường hoặc hình dáng trước khi cho con bú, cũng có khi không thể quay trở lại như trước nữa. Tình trạng ngực chảy xệ sau khi sinh có thể là kết quả của yếu tố di truyền, tăng cân trong khi mang thai và tuổi tác.

1. Ngực chảy xệ sau khi cho con bú

Khi người mẹ cho con bú, dòng sữa có thể làm do da và mô vú của họ căng ra. Điều đó khiến cho một số phụ nữ sẽ ngực chảy xệ hoặc trông phẳng hơn khi các cấu trúc sản xuất sữa co lại theo kích thước như trước khi mang thai.

Đây là một vấn đề phổ biến mà chị em phụ nữ thường gặp phải sau khi cho con bú, nhưng nó không phải là một vấn đề cần can thiệp y tế. Ngày nay, các bà mẹ thường sợ rằng cho con bú sẽ làm cho ngực của họ bị chảy xệ, do đó có không ít người đã không cho con bú. Thực chất, có nhiều yếu tố khác có thể làm thay đổi ngoại hình của vú nhiều hơn so với việc cho con bú. Các yếu tố đó bao gồm:

  • BMI
  • Số lần mang thai
  • Kích thước vú trước khi mang thai
  • Tuổi tác
  • Do hút thuốc

Hút thuốc có thể là nguyên nhân làm thay đổi ngoại hình vú
Hút thuốc có thể là nguyên nhân làm thay đổi ngoại hình vú

2. Nuôi con bằng sữa mẹ khiến vú của mẹ bị biến dạng (misshapen)

Mỗi một vú tồn tại một cách độc lập, do đó những gì xảy ra với một bên vú khi cho con bú không nhất thiết phải xảy ra với bên kia. Vú bị căng tức và đau đớn khi bị tắc sữa là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh, điều này có thể khiến một bên vú hơn biến dạng sau đó. Hoặc có một bên vú sản xuất nhiều sữa hơn bên kia, góp phần làm mất sự cân xứng của hai bên vú.

Nếu như phát hiện có vết lõm ở vú thì đây có thể là dấu hiệu của một khối u vú đang tồn tại bên dưới, khi đó bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra.

3. Vú mất cân đối, đồng đều từ việc cho con bú

Mô vú bị kéo dài về phía nách, vì vậy khi mô vú phồng lên khi có sữa về và sau đó co lại sau khi cho con bú, điều này có thể khiến cho các đường viền của ngực có thể thay đổi.

Nhiều chị em phụ nữ có bộ ngực không đều trước khi mang thai cũng như sau khi cho con bú. Có thể một bên vú trở lại kích thước giống như trước khi mang thai, trong khi bên còn lại thì có kích thước lớn hơn, bị chảy xệ hoặc xẹp xuống.

Một số phụ nữ sau khi cho con bú sẽ có một bên vú với kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bên kia. Chị em phụ nữ nên học cách yêu cơ thể của mình, vui vẻ vì mình đã nuôi dưỡng con mình bằng nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con - sữa mẹ.


Một số phụ nữ sau khi cho con bú sẽ có một bên vú với kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bên kia
Một số phụ nữ sau khi cho con bú sẽ có một bên vú với kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bên kia

4. Phụ nữ có nên kiểm tra các vấn đề về vú khi đang nuôi con bằng sữa mẹ?

Hầu hết các vấn đề về vú sau khi cho con bú là những thay đổi về mặt thẩm mỹ, không phải là bệnh lý để cần phải can thiệp y tế. Nhưng vẫn thật tuyệt nếu được kiểm tra vú thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của bạn.

  • Tự kiểm tra vú

Đây là một cách đơn giản để theo dõi sức khỏe và những thay đổi của vú. Phụ nữ nên tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần, ngay cả khi đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều đặc biệt quan trọng đó là kiểm tra bộ ngực trong những tháng sau khi ngừng cho con bú. Bởi hình dạng và kích thước của bộ ngực của bạn sẽ thay đổi.

Nếu phát hiện bất kỳ cục u hoặc tình trạng tiết dịch ở núm vú một cách bất thường cần đi khám ngay. Một số cục có thể kéo dài đến nách, tuy nhiên hầu hết các khối u là lành tính, không phải ung thư. Song khi đó vẫn cần kiểm tra ung thư vú.

  • Thăm khám kiểm tra vú

Bác sĩ có thẻ đánh giá xem một vấn đề về vú sau khi cho con bú có cần can thiệp y tế hay không. Chị em phụ nữ nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra vú mỗi năm một lần hoặc bất cứ khi nào nhận thấy sự thay đổi bất thường ở vú ngay cả khi cho con bú.

  • Chụp X-quang tuyến vú

X-quang tuyến vú có thể chẩn đoán một khối u quá nhỏ để bạn có thể cảm nhận thấy. Nếu bạn có vấn đề về vú sau khi cho con bú, bác sĩ có thể cho bạn chụp x-quang tuyến vú ngay lập tức, thay vì chờ đợi đến lịch khám định kỳ hàng năm. Cũng có thể chụp x-quang tuyến vú khi cho con bú nếu điều đó là cần thiết. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến sữa hoặc sức khỏe của em bé.

Chị em cần gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ vấn đề nào về vú, bao gồm:

  • Phát hiện một khối u trong vú
  • Xuất hiện cục đỏ, đau, có thể cảm thấy nóng khi chạm vào, có thể là một ống dẫn sữa đang bị tắc.
  • Ngực bị thu nhỏ hoặc nâng cao bất thường.
  • Sốt hoặc các triệu chứng của nhiễm trùng ở vú như áp xe vú.
  • Thu hẹp núm vú (núm vú lõm vào tròng)
  • Đau ngực
  • Phát ban trên vú
  • Tiết dịch ở núm vú một cách bất thường hoặc chảy máu núm vú.

Một điều tích cực đó là những phụ nữ cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Những người phụ nữ chưa bao giờ cho con bú có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn một chút.


Tự kiểm tra vú là một cách đơn giản để theo dõi sức khỏe và những thay đổi của vú
Tự kiểm tra vú là một cách đơn giản để theo dõi sức khỏe và những thay đổi của vú

5. Điều trị vú biến dạng hoặc không cân đối sau khi cho con bú như thế nào?

Khi kích thước hoặc hình dạng vú thay đổi nhiều sau khi cho con bú, một số phụ nữ đã cân nhắc đến việc phẫu thuật thẩm mỹ. Phương pháp nâng ngực hay được gọi là mastopexy có thể được thực hiện để giúp cải thiện tình trạng vú chảy xệ và định hình lại vị trí núm vú và quầng vú cao hơn ở trên vú.

Một đánh giá kỹ lưỡng thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ về tình trạng vú và sức khỏe tổng thể được khuyên thực hiện trước khi xem xét phẫu thuật nâng ngực.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe