Các vấn đề thường gặp về thị lực

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Chuyên khoa Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ có 10 năm kinh nghiệm về chuyên ngành mắt.

Thị lực giảm chủ yếu xảy ra khi mắt bị tật khúc xạ, bệnh lý hoặc chấn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây nhìn mờ, thậm chí là bị mù, ảnh hưởng rất lớn đến học tập và sinh hoạt.

1. Vấn đề về thị lực là gì?

Mắt là cơ quan cảm giác nhạy cảm nhất. Trên thực tế, não bộ dành thời gian để xử lý các thông tin liên quan đến thị giác nhiều hơn các giác quan khác. Nó có chức năng rất quan trọng là quan sát, do đó, khi thị lực suy giảm đáng kể, bạn cần tìm cách để khôi phục lại, tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và đời sống.

Dạng suy giảm thị lực phổ biến nhất là tật khúc xạ (viễn thị, cận thị và loạn thị). Tật khúc xạ xảy ra khi giác mạc bị thay đổi độ cong, làm hình ảnh của sự vật không được tập trung tại võng mạc, gây nhìn kém. Các tật khúc xạ có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng kính, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ như LASIK.

Ngoài ra, mắt còn bị tổn thương chức năng, xảy ra ở các bệnh lý như bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thểtăng nhãn áp dẫn đến tầm nhìn mờ hoặc không nhìn được. Mục tiêu điều trị các bệnh này thường là phục hồi thị lực, hạn chế mức độ trầm trọng của bệnh và bảo tồn thị lực còn lại.

2. Cận thị

Cận thị là kết quả của việc các hình ảnh của sự vật được đưa vào phía trước chứ không nằm trên võng mạc. Điều này làm cho các vật thể ở xa bị nhìn mờ. Trẻ bị cận thị đặc trưng với các biểu hiện nhìn gần khi đọc sách, phải ngồi ở các vị trí đầu lớp mới thấy chữ. Nó xảy ra với tỷ lệ bình đẳng giữa nam với nữ. Tỷ lệ trẻ bị cận thị gia tăng được các nhà nghiên cứu gán với việc sử dụng quá mức các thiết bị cầm tay và máy tính. Trẻ bị cận thị thường tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị và thay đổi thói quen hợp lý.


Trẻ bị cận thị đặc trưng với các biểu hiện nhìn gần khi đọc sách
Trẻ bị cận thị đặc trưng với các biểu hiện nhìn gần khi đọc sách

3. Viễn thị

Viễn thị là tình trạng hình ảnh của sự vật bị tập trung phía sau võng mạc, làm các vật thể ở gần bị mờ. Viễn thị thường gặp ở người trưởng thành, khi kích thước của nhãn cầu đã hoàn thiện. Vì trước đó, độ dài của mắt luôn thay đổi, kéo dài gần 1⁄3 giữa lúc sinh và năm 5 tuổi.

4. Loạn thị

Loạn thị thường kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Nó xảy ra khi giác mạc không còn cong tròn như lúc ban đầu làm mắt thiếu một điểm tập trung. Người bị loạn thị có tầm nhìn không cố định, lúc thì nhìn thấy rõ, khi khác lại nhìn mờ. Loạn thị thường xuất hiện từ khi sinh ra, hầu hết mọi người đều bị nhưng rất lâu sau mới được phát hiện. Ngoài ra, mức độ loạn thị cũng thay đổi rất ít theo thời gian.


Loạn thị thường xuất hiện từ khi sinh ra
Loạn thị thường xuất hiện từ khi sinh ra

5. Lão thị

Lão thị thường bắt đầu ở khoảng 40 tuổi. Nó xảy ra khi mắt giảm khả năng tập trung lúc nhìn gần hoặc xa. Khi đọc sách ở khoảng cách vừa phải, ngồi đọc một lúc sau bị nhìn mờ. Đó là lý do hầu hết người lớn tuổi cần phải dựa vào kính để đọc sách. Kính hai tròng cho phép người đeo nhìn rõ cả các vật thể ở gần và ở xa.

6. Bong võng mạc

Võng mạc giúp các tia sáng được tạo thành hình ảnh ở não bằng cách chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành xung thần kinh. Nó giống như một hình nền mượt mà bên trong nhãn cầu. Những vùng giác mạc bị mỏng hoặc tổn thương có thể hình thành các lỗ nhỏ làm các chất dịch ở mắt thấm ra sau võng mạc gây bong võng mạc.

Bong võng mạc không gây đau nhưng nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời:

  • Cận thị vừa hoặc nặng
  • Phẫu thuật mắt trước hoặc chấn thương
  • Bong võng mạc trước
  • Làm thành võng mạc trở nên mỏng hơn nữa.

Bong võng mạc có thể điều trị bằng lazer
Bong võng mạc có thể điều trị bằng lazer

7. Mù màu

Mù màu xảy ra chủ yếu do rối loạn các tế bào cảm thụ ánh sáng, là tế bào nón và tế bào que. Trong đó tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

Mù màu xảy ra khi 2 loại tế bào này bị thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, chiếm 8% tổng số nam giới. Con cái có nguy cơ bị mù màu do di truyền từ gia đình. Có rất ít người mù màu hoàn toàn, nghĩa là chỉ nhìn thấy màu xám khi quan sát tất cả sự vật xung quanh.

8. Quáng gà

Quáng gà - khó nhìn trong ánh sáng yếu - xảy ra khi các tế bào cảm quang hình que bị giảm xuống. Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà:

Thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà

9. Mỏi mắt

Mỏi mắt xảy ra khi mắt phải hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc mắc tật khúc xạ chưa đi khám để xác định bệnh. Thông thường, nó thường xuất hiện khi bạn lái xe, xem phim hoặc đọc sách, sử dụng máy tính.

Các triệu chứng quen thuộc của mỏi mắt bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau trán
  • Mỏi mắt
  • Cảm giác co kéo ở mắt

Chứng mỏi mắt nhanh chóng biến mất nếu mắt có cơ hội được nghỉ ngơi hoặc các vấn đề khúc xạ được giải quyết. Nếu bạn đeo kính theo toa, mỏi mắt định kỳ có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh lại độ của kính. Bạn nên cho mắt nghỉ ngơi mỗi giờ giúp làm giảm mỏi mắt, đặc biệt là khi làm việc với máy tính.

10. Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể có vai trò như một thấu kính, giúp hiển thị hình ảnh của vật ở võng mạc. Nó chiếm 1⁄3 khả năng thị lực của một người. Đục thủy tinh thể xảy ra khi thấu kính chuyển từ màu trong suốt sang màu đục. Điều này làm ánh sáng không vào được mắt hoặc hạn chế vào, làm các sự vật trở nên mờ đi. Nó còn tệ hơn khi nhìn vào ban đêm.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây , chiếm hơn 20 triệu trường hợp trên toàn thế giới. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật được thực hiện thường xuyên nhất ở Mỹ với khoảng 3 triệu ca/năm. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách cấy một thấu kính nhân tạo trong suốt để thay thế thủy tinh thể bị đục. Đa số các trường hợp sau phẫu thuật đều khôi phục khả năng nhìn của mình.


Đục thủy tinh thể có thể là nguyên nhân gây mù
Đục thủy tinh thể có thể là nguyên nhân gây mù

11. Viêm kết mạc

Kết mạc có thể bị viêm bởi nhiều lý do. Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc đều diễn ra theo dự đoán, tình trạng viêm thường sẽ hết sau vài ngày. Mặc dù viêm kết mạc nhiễm trùng có thể rất dễ lây lan, nhưng hiếm khi nghiêm trọng và thường không gây hại cho thị lực vĩnh viễn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Có một số dạng viêm kết mạc nhiễm trùng:

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn thường lây nhiễm cả hai mắt và tiết ra nhiều mủ và chất nhầy. Nó được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh.
  • Viêm kết mạc do virus thường bắt đầu ở một mắt, gây chảy nhiều nước mắt. Con mắt kia theo sau vài ngày. Giống như cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng này sẽ hết mà không cần điều trị.
  • Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm kết mạc cấp tính hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Bệnh cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương hoặc mù mắt vĩnh viễn. Trẻ còn có thể bị nhiêmd trùng ở những vị trí khác ngoài mắt như ở phổi.

12. Bệnh tăng nhãn áp

Hơn 2 triệu người Mỹ trưởng thành mắc Bệnh tăng nhãn áp mỗi năm, khiến nó trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục. Bệnh tăng nhãn áp gồm có:

  • Tăng nhãn áp góc mở mãn tính (COAG), chiếm 90% trong tất cả các trường hợp ở Mỹ, thường xuất hiện ở tuổi trung niên và dường như có một phần do di truyền.
  • Tăng nhãn áp góc đóng có thể mạn tính hoặc cấp tính. Mạn tính là một tiến triển chậm của bệnh, nhưng có thể chuyển thành trường hợp cấp tính đột ngột. Với cấp tính, người bệnh có biểu hiện đau đột ngột và mờ mắt, và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Tăng nhãn áp thứ phát có liên quan đến các bệnh về mắt hoặc chấn thương mắt, sử dụng thuốc steroid.

Tăng nhãn áp là bệnh lý thường gặp ở mắt
Tăng nhãn áp là bệnh lý thường gặp ở mắt

13. Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở Mỹ, với hàng triệu người lớn tuổi có dấu hiệu rối loạn. Bởi vì các triệu chứng thường không xuất hiện ở những người dưới 55 tuổi nên rối loạn này được gọi chính xác hơn là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD).

AMD ảnh hưởng đến tầm nhìn trung tâm, tầm nhìn chi tiết, rất cần thiết khi bạn lái xe, đọc và làm việc cần nhìn cự ly gần như may vá. Biểu hiện của AMD là khi bạn nhìn vào một bức ảnh, bạn không thể nhìn thấy chính giữa bức ảnh mà chỉ nhìn thấy vùng xung quanh (tầm nhìn ngoại vi được bảo tồn). Rối loạn AMD xảy ra ở hai dạng là thể khô và thể ướt. Thể ướt là trường hợp hiếm gặp, cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu AMD được điều trị muộn có thể dẫn đến mất thị lực trung tâm.

14. Mắt lác, Mắt tường (Strabismus)

Trong mắt, có sáu cơ mắt giúp nó xoay tròn đều các hướng. Mắt không nhìn thẳng về phía trước khi 2 mắt cân bằng là do có sự mất cân bằng cơ mắt, những cơ hoạt động mạnh sẽ kéo nhãn cầu về phía mình nhiều hơn những cơ hoạt động yếu. Nếu mắt hướng vào trong được gọi là mắt lác (esotropia), hướng ra ngoài gọi là mắt tường (exotropia). Có nhiều phương pháp điều trị bệnh mắt lác tùy thuộc vào nguyên nhân, chủ yếu là phẫu thuật cơ mắt, hoặc một số người cần đeo kính.


Mắt lác có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Mắt lác có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

15. Chứng nhược thị (Amblyopia)

Nhìn đôi xảy ra khi hai mắt nhìn vào những hình ảnh khác nhau. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, não bộ sẽ không chịu được hình ảnh đôi và sẽ tắt thị lực ở mắt yếu hơn. Việc mất thị lực khi mắt vẫn khỏe mạnh này được gọi là Chứng nhược thị (Amblyopia). Điều trị nhược thị cho trẻ bằng cách tăng cường hoạt động mắt yếu hơn.

Không phải tất cả các trường hợp bị lác mắt đều phát triển thành nhược thị và tất cả các trường hợp nhược thị đều do lác. Ví dụ, trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể bẩm sinh nặng ở một mắt sẽ phát triển thành nhược thị, trừ khi phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bị đục. Nhược thị còn có thể xảy ra do gặp một số vấn đề về mắt khác như:

  • Ptosis (mí mắt rủ xuống).
  • Tật khúc xạ nặng ở một mắt: Nếu trẻ sơ sinh có một mắt bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị nặng hơn nhiều so với mắt đồng loại, thì có thể phát triển thành nhược thị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe