Tình trạng tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc nang lông có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho da, chẳng hạn như mụn nhọt, nhiễm trùng da, thậm chí là ung thư da. Do đó, việc biết được nguyên nhân cũng như các triệu chứng của tình trạng này sẽ giúp bạn ngăn ngừa sớm những biến chứng do tắc nghẽn tuyến mồ hôi gây ra.
1. Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi là tình trạng gì?
Nếu các nang lông của bạn bị tắc nghẽn ở những nơi có nhiều tuyến dầu và mồ hôi, trước tiên bạn có thể nhận thấy chúng được biểu hiện dưới dạng là những nốt mụn trên da. Theo thời gian, chúng có thể gây đau đớn hoặc bị nhiễm trùng và biến thành sẹo. Tình trạng này còn được gọi là viêm tuyến mồ hôi mủ (HS), hoặc mụn mọc ngược. Nó thường xảy ra khi các trục nơi lông mọc ra khỏi da bạn (nang lông) bị tắc nghẽn.
Hiện nay, không có cách chữa trị dứt điểm cho tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ, nhưng một số phương pháp điều trị nhất định có thể giúp ngăn ngừa các cơn bùng phát xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, việc thay đổi một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp ích cho bạn.
2. Nguyên nhân nào gây tắc nghẽn các tuyến mồ hôi?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hormone là một yếu tố quan trọng có liên quan đến tình trạng tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, vì vấn đề này thường xảy ra sau tuổi dậy thì và mụn có thể bùng phát ở những phụ nữ trong khoảng thời gian có kinh nguyệt. Theo thống kê cho thấy, tình trạng tắc nghẽn các nang lông ở phụ nữ phổ biến gấp 3 lần so với nam giới.
Tình trạng tắc nghẽn tuyến mồ hôi cũng có thể xảy ra do hệ thống miễn dịch của bạn. Hầu hết mọi người đều bị tắc nghẽn nang lông theo thời gian, nhưng nếu bạn bị viêm tuyến mồ hôi mủ (HS), cơ thể bạn sẽ có xu hướng phản ứng thái quá đối với những tắc nghẽn đó.
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng tắc tuyến mồ hôi không bắt nguồn từ những vấn đề sau:
- Không xảy ra chỉ vì bạn tắm rửa kém sạch sẽ
- Bạn không thể lây bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ từ những người khác
Thay vì đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến cho các tuyến mồ hôi hoặc nang lông của bạn bị tắc nghẽn, bao gồm:
3. Các triệu chứng phổ biến của tắc nghẽn tuyến mồ hôi
Ban đầu, các nang lông bị tắc nghẽn thường trông giống như những nốt mụn nhọt trên da. Chúng có xu hướng hình thành ở những nơi mà da bạn bị cọ xát với nhau thường xuyên, chẳng hạn như bẹn hoặc nách.
Đối với phụ nữ sẽ có nhiều khả năng mọc các nốt mụn nhọt do tắc nghẽn nang lông trên bộ phận sinh dục, đùi trên hoặc bên dưới ngực. Ở nam giới, chúng xuất hiện phổ biến hơn cả ở khu vực bộ phận sinh dục và xung quanh hậu môn. Những nốt mụn nhọt này có thể xuất hiện ở cùng một vị trí hoặc phân bố khắp cơ thể.
Nếu tình trạng tắc nghẽn tuyến mồ hôi trở nên trầm trọng hơn, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình sau đây:
- Mụn mọc sâu gây đau và tổn thương da
- Hình thành các vết sưng tấy và rò rỉ ra chất lỏng có mùi hôi vô cùng khó chịu
- Sau khi mụn biến mất có thể để lại các vết sẹo trên da và thậm chí trở nên rõ rệt hơn theo thời gian
- Da trông như bị rỗ với các vết mụn sâu
- Nhiễm trùng da
- Ung thư da (trong một số trường hợp hiếm gặp)
Các triệu chứng của bạn có thể thay đổi nhanh chóng, do đó các nang lông bị tắc nghẽn sẽ trông khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Trong một tuần, da có thể bị sưng tấy và tiết ra chất lỏng, tuy nhiên trong tuần tiếp theo, khu vực này cũng có thể không bị bùng phát nữa.
Khi nhận thấy bắt đầu xuất hiện những nốt mụn trên da do tắc nghẽn tuyến mồ hôi, bạn nên đến khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để giải quyết vấn đề kịp thời trước khi chúng để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho da. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh giúp làm sạch da hơn và ngăn ngừa mụn hình thành cũng như các biến chứng do tắc nghẽn nang lông gây ra.
Nhằm sớm nhận biết những dấu hiệu và có hướng xử lý kịp thời, khách hàng có thể khám sức khỏe tổng quát để qua đó phát hiện được nguy cơ gây bệnh nhằm có những chỉ định phù hợp từ bác sĩ chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com