Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch là một trong những kỹ thuật tiêm chích cơ bản và thường được sử dụng trong y khoa hiện nay. Kỹ thuật này có ưu điểm đưa thuốc thẳng vào trong hệ tuần hoàn, giúp cho tác dụng của thuốc phát huy một cách nhanh chóng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể sử dụng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch.
1. Các trường hợp chống chỉ định tiêm tĩnh mạch
Sau đây là các trường hợp chống chỉ định tiêm tĩnh mạch:
- Các loại thuốc gây kích thích mạnh hệ tim mạch: như Adrenalin (trừ trường hợp cấp cứu, khi bệnh nhân bị tụt huyết áp, không đo được, không bắt được mạch),...
- Các loại thuốc dầu: như Testosterone, vitamin D3,... Các loại thuốc dầu thường được đưa vào cơ thể qua đường tiêm bắp, thay vì tiêm tĩnh mạch.
Vậy kỹ thuật tiêm tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp nào?
2. Các trường hợp chỉ định tiêm tĩnh mạch
Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
- Các loại thuốc mong muốn đạt được tác dụng nhanh khi đưa vào trong cơ thể như: thuốc gây mê, gây ngủ, thuốc chống xuất huyết, trụy mạch,...
- Các loại thuốc có tác dụng toàn thân
- Các loại thuốc gây hoại tử mô, gây đau, thậm chí có thể gây mảng mục (hoại tử) nếu tiêm dưới da hoặc tiêm bắp như Calciclorua, Ouabain,..
- Các loại thuốc không được tiêm bắp hay tiêm dưới da mà chỉ được tiêm tĩnh mạch.
- Các loại dung dịch đẳng trương, ưu trương cần đưa vào trong cơ thể người bệnh với khối lượng thuốc khá lớn.
- Huyết tương, máu và các dung dịch keo như Subtosan, Dextran,...
- Các loại huyết thanh trị liệu.
Một số loại thuốc thường được sử dụng tiêm tĩnh mạch trong bệnh viện:
- Ampicilin 1g dạng bột pha tiêm.
- Amoxicillin 1g + Acid Clavulanic 200mg dạng bột pha tiêm.
- Ampicillin 1g + Sulbactam 500mg dạng bột pha tiêm.
- Oxacillin sodium 1g dạng bột pha tiêm.
- Imipenem dạng bột pha tiêm (500mg Imipenem + 500mg Cilastatin)
- Meropenem
- Cefuroxim 750mg dạng bột pha tiêm
- Cefuroxim 1,5g dạng bột pha tiêm.
- Cefotaxim 1g dạng bột pha tiêm.
- Cefradin 1g dạng bột pha tiêm.
- Ceftriaxone 1g dạng bột pha tiêm.
- Ceftriaxone 2g dạng bột pha tiêm.
- Ceftazidime 1g dạng bột pha tiêm.
- Cefepime 1g dạng bột pha tiêm.
- Cefoperazon 1g dạng bột pha tiêm.
- Ceftizoxime 500mg.
- Ceftizoxime 1g.
- Cephalothin 1g.
- Cefamandol 1g.
- Cefmetazol 1g.
- Gentamicin 80mg/2ml dạng dung dịch tiêm.
- Amikacin 500mg/4ml dạng dung dịch tiêm.
- Netilmicin 150mg/2ml dạng dung dịch tiêm.
- Lincomycin 600mg/2ml dạng dung dịch tiêm.
- Clindamycin 300mg dạng dung dịch tiêm.
- Vancomycin 1g dạng bột pha tiêm.
- Vancomycin 500mg dạng bột pha tiêm.
- Teicoplanin 200mg dạng bột pha tiêm.
- Fosfomycin 1g.
- Omeprazol 40mg dạng bột pha tiêm.
- Pantoprazol 40mg dạng bột pha tiêm.
- Esomeprazol 40mg dạng bột pha tiêm.
Mỗi một kỹ thuật tiêm lại có chỉ định và chống chỉ định riêng. Trên đây là các trường hợp chống chỉ định tiêm tĩnh mạch cần phải tránh. Bởi việc tiêm sai kỹ thuật, sai chỉ định có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Do vậy cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ đã đưa ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.