Các triệu chứng bệnh bạch hầu có nhầm với bệnh nào khác không?

Với nỗ lực tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu và nâng cao ý thức của người dân, tỷ lệ bệnh nhân đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh vẫn không hoàn toàn biến mất và nhiều người chưa phân biệt được triệu chứng bệnh bạch hầu.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính với tính chất vô cùng nguy hiểm, làm tổn thương niêm mạc nghiêm trọng và tiến triển gây suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, tử vong.

Bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae (trực khuẩn gram dương) gây ra. Vi khuẩn lây nhiễm qua màng nhầy của đường hô hấp (mũi và họng), da, tai, mắt. Sau khi nhiễm vào màng nhầy, chúng sẽ sản sinh ra một loại độc tố (chất độc do tế bào sống tiết ra), chất này sẽ đi trong máu ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa như tim, thần kinh và thận.

Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh bạch hầu là hình thành màng giả (lớp mô giả) trong hốc mũi, amidan và họng, có thể gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Bạch hầu bao gồm:

  • Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là tiếp xúc với các giọt đường hô hấp (thông qua ho và hắt hơi) của những người bị nhiễm bạch hầu hoặc những người bị nhiễm mà không mắc bệnh (được gọi là người mang mầm bệnh).
  • Các yếu tố khác làm tăng khả năng lây nhiễm bao gồm sống ở những nơi quá đông đúc, vệ sinh kém, tiêm chủng không có hoặc không đầy đủ, đi du lịch đến các quốc gia chưa loại trừ được bệnh bạch hầu.

2. Các triệu chứng lâm sàng bệnh bạch hầu

Ở những người khác bị nhiễm bệnh bạch hầu, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó hoặc nuốt đau, đau họng, khàn giọng;
  • Khó thở, thở nhanh, âm thanh thở to bất thường (stridor);
  • Có thể nhìn thấy lớp màng dày (màng giả) từ màu xám đến đen, như da, bao phủ mũi, miệng hoặc khoang họng. Những màng giả này đại diện cho mô chết và vi khuẩn. Đây cũng là điểm khác biệt đặc trưng của bệnh bạch hầu;
  • Chảy nước bọt hoặc dịch tiết do màng giả bị tắc nghẽn;
  • Sốt và ớn lạnh, suy nhược;
  • Kiểu ho ông ổng;
  • Chảy nước mũi, đôi khi có máu;
  • Da hơi xanh;
  • Cổ: Nổi hạch cổ trước và dưới cổ rộng cho thấy hình dáng cổ bò. Bệnh nhân có thể giữ đầu của mình mở rộng. Đôi khi nó cũng có thể được kết hợp với chứng khó thở;
  • Tổn thương da;
  • Vẻ ngoài mệt mỏi (rất ốm yếu).

3. Các triệu chứng bệnh bạch hầu có nhầm với bệnh nào khác không?

Các triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu (sốt nhẹ, đau họng, cảm giác ốm yếu) chung chung và không đặc hiệu, thường giống nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus điển hình (URI). Sau thời gian ủ bệnh trung bình là 5 ngày thì bệnh sẽ tiến triển, đặc điểm đáng chú ý và cũng được coi là điển hình nhất trong số các triệu chứng của nhiễm trùng bạch hầu có thể xuất hiện Một chất xám dày được gọi là màng giả, sự phát triển của màng giả khu trú hoặc liên kết lại có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường hô hấp, lan rộng trên các mô mũi, amidan, thanh quản hoặc hầu họng.

Màng giả được đặc trưng bởi sự hình thành của một lớp mảnh vụn màu xám, dày đặc, bao gồm hỗn hợp các tế bào chết, fibrin, bạch cầu (WBCs), tiểu cầu, các tế bào hồng cầu (RBCs) và sinh vật tiết ra. Các màng giả này gây bít hẹp đường thở. Vòm miệng của bệnh nhân có thể bị tê liệt. Ở thì hít vào, không khí đi qua màng giả có thể khiến người bệnh phát ra tiếng thở ông ổng. Ngoài ra, màng giả có thể lan rộng, kéo dài vào khí quản hay đường thở hoặc đột ngột bị tách ra và bít chặt đường thở hoàn toàn. Kết quả dẫn đến người bệnh có thể không thở được.

Triệu chứng lâm sàng bệnh bạch hầu cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng tương tự như: Viêm nắp thanh mạc, Viêm họng ở trẻ em, viêm họng hạt, áp xe hầu họng, sốt nhiễm trùng... Để kết luận chính xác nhất có bị bệnh bạch hầu không thì tốt hơn hết bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra được chẩn đoán xác định giúp ích cho việc điều trị và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

4. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh bạch hầu?

Các xét nghiệm và quy trình sau có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh bạch hầu:

  • Đánh giá kỹ lưỡng tiền sử bệnh của cá nhân và khám sức khỏe toàn diện bao gồm da, cổ họng, mũi, tim, hạch bạch huyết...
  • Trong quá trình xem xét bệnh sử, các bác sĩ sẽ ần khai thác những thông tin sau: Thời điểm xuất hiện các triệu chứng, tiền sử cá nhân và gia đình liên quan đến việc đi lại, tiếp xúc với người bệnh (nếu có)...
  • Các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể bao gồm: Nhuộm gram để giúp phát hiện vi khuẩn trong chất tiết; cấy họng hoặc mũi để phát hiện vi khuẩn; cấy môi trường Tellurite hoặc Loeffler bằng gạc lấy từ mũi, màng giả, hốc amidan, bất kỳ vết loét hoặc vết đổi màu nào; công thức máu cho thấy tăng bạch cầu đa nhân trung tính; phân tích nước tiểu (UA) có thể chứng minh protein niệu thoáng qua; kháng thể huyết thanh đối với độc tố bạch hầu trước khi sử dụng kháng độc tố; điện tâm đồ.

Nhiều tình trạng lâm sàng có thể có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các tình trạng lâm sàng khác nhằm đưa ra chẩn đoán xác định.

5. Cách phòng tránh bạch hầu hiệu quả nhất

Cách phòng tránh bạch hầu mang lại hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc-xin. Các loại vắc-xin khác nhau có sẵn tùy thuộc vào nhóm tuổi. Một loại vắc-xin kết hợp trong chương trình Tiêm chủng Quốc gia cung cấp khả năng bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu được cung cấp cho tất cả trẻ em ở các độ tuổi:

  • 2, 4 và 6 tháng tuổi - dưới dạng vắc-xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Haemophilus influenzae týp b (Hib);
  • 18 tháng tuổi: Tiêm nhắc lại dưới dạng vắc-xin phòng bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà;
  • 4 tuổi: Tiêm nhắc lại dưới dạng vắc-xin phòng bệnh bạch hầu-uốn ván - ho gà và bại liệt;
  • Thanh thiếu niên học trung học (hoặc tương đương tuổi): Thanh thiếu niên được tiêm nhắc lại một liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu- uốn ván - ho gà. Liều cũng có thể được bác sĩ chỉ định hoặc tại một buổi tiêm chủng của hội đồng cộng đồng.

Tóm lại, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan sẽ xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám, mọc thành từng mảng lớn, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan. Bệnh hoàn toàn có thể diễn tiến trầm trọng khiến người bệnh tử vong trong vòng 6-10 ngày. Do đó, nhận biết và phân biệt các triệu chứng bạch hầu với các bệnh lý khác là yếu tố quan trọng giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe