Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa virus herpes (Zoster vaccination)

Virus herpes zoster là nguyên nhân gây ra bệnh zona thần kinh sau một thời gian bị thủy đậu trước đó. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay, các loại vắc-xin ngừa virus herpes zoster đã phần nào giúp hạn chế được tác hại của virus này.

1. Virus herpes zoster là gì?

Virus herpes zoster hay còn gọi là varicella zoster virus (VZV) là nguyên nhân chính gây ra 2 thể bệnh hay gặp là thủy đậuzona (giời leo). Sau thời gian xâm nhập vào cơ thể và gây nên bệnh thủy đậu, loại virus này sẽ ở trạng thái ngủ, không hoạt động và trú ngụ bên trong các rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống trong cơ thể con người.

Sau khi gặp các yếu tố thuận lợi, virus herpes zoster sẽ "thức giấc" và đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo).

2. Zoster vaccination là gì?

Zoster vaccination (tiêm phòng vắc-xin virus zoster) có ý nghĩa trong việc thúc đẩy hệ thống hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ra các kháng thể nhằm chống lại virus varicella zoster. Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa vắc xin còn giúp phòng ngừa được sự bùng phát và tái hoạt động của virus gây bệnh zona (giời leo).


Tiêm ngừa vắc -xin giúp phòng ngừa và tái hoạt động của virus gây bệnh zona
Tiêm ngừa vắc -xin giúp phòng ngừa và tái hoạt động của virus gây bệnh zona

Hiện nay, có 2 loại vắc-xin ngừa virus herpes zoster đang được sử dụng, bao gồm dạng vắc-xin chứa virus sống (ZVL: zoster virus live) và dạng tổ hợp (RZV: recombinant zoster virus)

  • Vắc-xin ZVL (Zostavax): vắc-xin ngừa virus herpes này có chứa 1 liều nhỏ virus sống gây bệnh nhằm giúp hệ miễn dịch của cơ thể phát triển và tạo miễn dịch chủ động giúp miễn nhiễm với hoạt động của virus.
  • Vắc-xin RZV (Shingrix): Đây là loại vắc-xin ngừa virus herpes dạng tái tổ hợp, giúp bổ sung các thành phần bổ trợ nhằm nâng cao khả năng cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại hoạt động của virus.

Hiện tại vắc-xin Zostavax hiếm khi được sử dụng. Nếu đã từng tiêm vắc-xin này, bạn vẫn có thể tiêm thêm vắc-xin Shingrix để kéo dài hiệu lực phòng bệnh.

3. Lịch tiêm vắc-xin ngừa virus herpes zoster

Đối tượng tiêm vắc-xin ngừa virus herpes zoster là người trên 50 tuổi có tình trạng sức khỏe bình thường. Việc dự phòng này ít được áp dụng cho người dưới 50 tuổi vì hệ miễn dịch ở những đối tượng này hoạt động tốt và có khả năng đối kháng với virus gây bệnh. Đặc biệt, vắc-xin vẫn có hiệu quả đối với cả người chưa mắc bệnh hoặc người đã phát bệnh zona (giời leo).


Đối tượng tiêm vắc-xin ngừa virus herpes zoster là người trên 50 tuổi
Đối tượng tiêm vắc-xin ngừa virus herpes zoster là người trên 50 tuổi

Lịch trình tiêm vắc-xin ngừa virus herpes zoster như sau:

  • Vắc-xin ZVL (Zostavax): chỉ cần tiêm 1 mũi tiêm duy nhất.
  • Vắc-xin RZV (Shingrix): cần 2 mũi tiêm để đảm bảo khả năng phòng ngừa zona thần kinh (khoảng cách giữa 2 mũi kéo dài từ 2 – 6 tháng).

Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa virus herpes:

  • Tuổi từ 50 trở lên: 2 liều RZV (Shingrix) cách nhau từ 2 đến 6 tháng (tối thiểu là 4 tuần, lặp lại liều nếu dùng quá sớm), bất kể có Herpes zoster trước đó hay tiền sử đã từng tiêm vắc xin ZVL (Zostavax). Cần tiêm RZV ít nhất 2 tháng sau khi tiêm ZVL.
  • Từ 60 tuổi trở lên: Loạt 2 liều RZV cách nhau 2-6 tháng (khoảng cách tối thiểu: 4 tuần; lặp lại nếu dùng quá sớm) hoặc 1 liều ZVL nếu không được tiêm phòng trước đó. RZV ưu tiên hơn ZVL (nếu trước đó đã nhận ZVL, tiêm RZV ít nhất 2 tháng sau ZVL)
  • Thai kỳ: Chống chỉ định ZVL; xem xét trì hoãn RZV cho đến sau khi mang thai
  • Suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (bao gồm nhiễm HIV với đếm CD4 <200 cells/μL): ZVL chống chỉ định; Khuyến cáo RZV đang được xem xét
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe