Thuốc uống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa theo một số cách khác nhau. Mặc dù cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn thường an toàn và hiệu quả nhưng cũng có thể trở thành thuốc hại dạ dày hay gây rối loạn chức năng đường ruột. Do vậy, mỗi người cần biết về các loại thuốc hấp thu tại đường ruột và các tác dụng phụ thường gặp để có cách phòng tránh phù hợp.
1. Thuốc gây kích ứng thực quản
Một số người gặp khó khăn khi nuốt viên nén hoặc viên nang. Thông thường, thuốc dạng viên nén/ viên nang nằm trong thực quản có thể giải phóng các hóa chất và gây kích ứng niêm mạc thực quản, loét, chảy máu, thủng hoặc hẹp thực quản. Nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn ở những người có các vấn đề trên thực quản, bao gồm:
- Từng bị sẹo hẹp thực quản;
- Xơ cứng bì;
- Dị sản cơ thực quản (biểu hiện hoạt động cơ không đều của thực quản, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn);
- Di chứng đột quỵ.
Ngoài ra, ột số loại thuốc cũng có thể gây loét thực quản khi chúng bị mắc kẹt ở đó, bao gồm: Aspirin, một số loại thuốc kháng sinh, quinidine, kali clorua, vitamin C và sắt.
2. Thuốc gây tác dụng trào ngược thực quản
Một số loại thuốc can thiệp vào hoạt động của cơ vòng, nằm giữa thực quản và dạ dày. Cơ này cho phép thức ăn đi vào dạ dày sau khi nuốt. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược hoặc dự phòng các thành phần axit trong dạ dày vào thực quản.
Các loại thuốc có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trào ngược thực quản bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID);
- Nitrat;
- Theophylline;
- Thuốc chặn canxi;
- Thuốc kháng sinh uống;
- Thuốc tránh thai;
- Kích ứng dạ dày.
Một trong những thuốc hại dạ dày phổ biến nhất phải kể đến là nhóm chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen và các loại thuốc giảm đau thông thường khác. Những loại thuốc này nếu sử dụng không hợp lý thì sẽ làm suy yếu khả năng của lớp niêm mạc dạ dày chống lại axit và đôi khi có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày.
3. Thuốc gây tác dụng chậm làm rỗng dạ dày
Một số loại thuốc làm chậm hoạt động của cơ và thần kinh trong dạ dày. Tác động này làm cho các chất trong dạ dày trống rỗng với tốc độ chậm hơn bình thường. Các loại thuốc có thể gây ra sự chậm trễ này trên hệ tiêu hóa bao gồm: Thuốc kháng cholinergic và thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson hay trầm cảm.
Khi có các dấu hiệu cảnh báo như buồn nôn, cảm giác no, đầy bụng kéo dài, ợ chua khó tiêu hoặc cảm giác thức ăn trào ngược lên cổ họng thì người bệnh cần báo bác sĩ để được kịp thời điều chỉnh.
4. Thuốc gây táo bón
Nhiều loại thuốc có thể gây táo bón, do ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh và cơ trong ruột già, dẫn đến phân chậm và khó di chuyển.
Các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ táo bón bao gồm:
- Thuốc điều trị cao huyết áp;
- Thuốc kháng cholinergic;
- Cholestyramine;
- Sắt;
- Thuốc kháng axit chứa chủ yếu là nhôm;
- Thuốc gây nghiện/ thuốc giảm đau.
5. Thuốc gây tác dụng phụ tiêu chảy
Tác dụng phụ tiêu chảy thường do thuốc kháng sinh gây ra, ảnh hưởng đến các chủng vi khuẩn thường trú hiện diện trong ruột già. Những thay đổi này cho phép sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C. difficile) và gây ra tình trạng tiêu chảy do kháng sinh nghiêm trọng. Sự hiện diện của vi khuẩn Clostridium difficile có thể gây viêm đại tràng, dẫn đến phân lỏng và nhiều nước. Các loại kháng sinh phổ biến nhất có thể gây tác dụng tiêu chảy bao gồm:
6. Thuốc gây tác dụng phụ tổn thương gan
Gan cũng là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Vai trò của gan là xử lý hầu hết các loại thuốc đi vào máu và chi phối hoạt động của thuốc trong toàn bộ cơ thể. Một khi thuốc đi vào máu, gan sẽ chuyển thuốc thành các hóa chất mà cơ thể có thể sử dụng và loại bỏ các hóa chất độc hại mà các cơ quan khác không thể dung nạp được. Trong quá trình này, các hóa chất này có thể tấn công và làm tổn thương gan.
Tổn thương gan do thuốc có thể giống với các triệu chứng của bất kỳ bệnh gan cấp tính hoặc mãn tính nào. Cách duy nhất bác sĩ có thể chẩn đoán tổn thương gan do thuốc là ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ và loại trừ các bệnh gan khác thông qua các xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên, việc sử dụng các nhóm thuốc hấp thu tại đường ruột trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan mãn tính và để lại sẹo xơ gan.
Các loại thuốc có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng bao gồm: Acetaminophen (và thậm chí với liều lượng nhỏ nhưng uống với rượu), thuốc chống co giật (như phenytoin, axit valproic), thuốc hạ huyết áp methyldopa, thuốc an thần chlorpromazine, thuốc kháng lao (isoniazid, rifampin) và các loại vitamin như vitamin A hay niacin.
Đối với những người đã từng bị bệnh gan hoặc sỏi mật thì nên báo với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn và không gặp phải tác dụng phụ.
Tóm lại, có rất nhiều loại thuốc uống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Chính vì thế, mỗi người cần thận trọng khi sử dụng các thuốc hấp thu tại đường ruột. Nếu có thể thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn hay kê đơn từ bác sĩ hay dược sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: hopkinsmedicine.org, endo-world.com
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MENPEPTINE ENZYME
- Hỗ trợ bổ sung enzyme tiêu hóa
- Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
>> Xem chi tiết sản phẩm tại menpeptine.com
Thành phần
Papain (chiết xuất từ đu đủ), Alpha Amylase, Bromelain (Chiết xuất từ dứa), Simethicone
Đối tượng sử dụng
Dành cho người tiêu hóa kém, đầy hơi, chướng bụng
Công dụng
- Bổ sung enzym tiêu hóa cho cơ thể
- Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu do tiêu hóa kém
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Mediphar USA
Điện thoại: 0903893866
Website: medipharusa.com
(XNQC số 1647/2021/XNQC-ATTP)