Thuốc Pantoprazole: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Linh - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Pantoprazole là thuốc ức chế bơm proton (PPIs), được sử dụng trong điều trị các vấn đề dạ dày và thực quản bằng cách làm giảm lượng acid trong dạ dày của bạn.

1. Thuốc Pantoprazole có tác dụng gì?

Pantoprazol là một thuốc ức chế bơm proton ( enzym H+/K+ - ATPase ) có trên bề mặt tế bào thành dạ dày, ngăn cản sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy Pantoprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid ngay cả khi dạ dày bị kích thích do bất kỳ tác nhân kích thích nào.

2. Chỉ định của Pantoprazole


Chỉ định sử dụng Pantoprazole trong việc điều trị bệnh loét dạ dày
Chỉ định sử dụng Pantoprazole trong việc điều trị bệnh loét dạ dày

3. Liều lượng và cách dùng pantoprazole

Liều dùng:

  • Trào ngược dạ dày - thực quản: 20- 40 mg, 1 lần/ngày vào buổi sáng trong 4 tuần, có thể tăng tới 8 tuần khi cần thiết. Có thể kéo dài đợt điều trị tới 16 tuần ở những người có vết loét thực quản không liền sau 8 tuần điều trị. Điều trị duy trì: 20-40 mg mỗi ngày.
  • Loét dạ dày lành tính: 40mg/ngày, trong 4 đến 8 tuần.
  • Loét tá tràng: 40 mg/ngay, trong 2 đến 4 tuần
  • Điều trị loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori: phối hợp pantoprazol với kháng sinh theo phác đồ với chế độ liều Pantoprazol 40mg, ngày 2 lần (buổi sáng và tối)
  • Điều trị dự phòng loét đường tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm không steroid: 20mg/ngày.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison (tăng tiết acid bệnh lý): Liều bắt đầu 80mg/ngày, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh
  • Đối với người suy gan: Thường không cần điều chỉnh liều nhưng không dùng trên 40 mg/ ngày
  • Đối với người suy thận: Thường không cần điều chỉnh liều.

Cách dùng:

Thuốc được uống nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.

Nên uống thuốc trước ăn khoảng 30 – 60 phút.

Cần phải tuân thủ dùng thuốc đầy đủ cả đợt điều trị.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Pantoprazole

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Pantoprazole:

  • Toàn thân: Mệt, chóng mặt, đau đầu.
  • Da: Ban da, mày đay
  • Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
  • Cơ khớp: Đau cơ, đau khớp.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ ít gặp có thể có như suy nhược, choáng váng, mất ngủ, ngứa da, tăng men gan.


Có thể bị đau đầu khi sử dụng thuốc Pantoprazole
Có thể bị đau đầu khi sử dụng thuốc Pantoprazole

5. Chống chỉ định của Pantoprazole

Người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc hoặc dẫn xuất benzimidazol khác (như esomeprazol, lansoprazol, omeprazol, rabeprazol).

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pantoprazole

  • Khi dừng thuốc đột ngột, có thể gây hội chứng tăng tiết acid trở lại (rebound).
  • Trước khi dùng pantoprazol, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng hoặc làm chậm chẩn đoán ung thư.
  • Thận trọng khi dùng pantoprazol ở người bệnh gan cấp và mạn tính hoặc có tiền sử bệnh gan.
  • Thận trọng ở người suy thận, người cao tuổi.
  • Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng pantoprazol ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh pantoprazol qua được hàng rào nhau thai, tuy nhiên chưa quan sát thấy tác dụng gây quái thai. Các liều 15 mg/kg làm chậm phát triển xương ở thai.
  • Phụ nữ cho con bú: pantoprazol có bài tiết qua sữa mẹ. Việc dùng thuốc cần cân nhắc về lợi ích và nguy cơ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe