Các tác nhân gây sưng bìu ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sưng bìu là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi sản xuất, lưu trữ, vận chuyển tinh trùng và kích thích tố sinh dục nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ em

1. Nguyên nhân gây ra sưng bìu ở trẻ em là gì?

  • Xoắn tinh hoàn. Đây là khi một túi nhỏ trên đỉnh tinh hoàn đột nhiên xoắn lại. Điều này gây ra đau ở đầu tinh hoàn và bìu, phổ biến ở trẻ trai từ 8 đến 12 tuổi và có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Viêm mào tinh hoàn là những bệnh nhiễm trùng có thể do vi khuẩn hoặc virus có thể xảy ra ở những cậu bé bị quai bị. Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn gần tinh hoàn lưu trữ tinh trùng. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn. Ở những cậu bé lớn hơn thì có thể xảy ra từ quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc từ một bất thường trong đường tiết niệu.
  • Khóa kéo. Nếu một phần của bìu, bao quy đầu hoặc dương vật bị kẹt trong dây kéo có thể gây đau rất dữ dội.
  • Ban xuất huyết Henoch-Schönlein gây sưng đau bìu ở trẻ trai với triệu chứng như phát ban, đau khớp, đau dạ dày và có máu trong nước tiểu.
  • Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn của sưng đau bìu cũng có thể gặp như các chấn thương liên quan khác, các trường hợp phản ứng dị ứng và có thể do vết côn trùng cắn.

Xoắn tinh hoàn là nguyên nhân gây đai ở đầu tinh hoàn và bìu phổ biến
Xoắn tinh hoàn là nguyên nhân gây đai ở đầu tinh hoàn và bìu phổ biến

2. Biểu hiện của bệnh do các tác nhân gây sưng đau bìu ở trẻ em

Thoát vị bẹn: Bìu to lên, mất cân đối mỗi khi trẻ khóc hoặc chạy nhảy, thường là không đau, sau đó lại có thể tự xẹp đi khi nằm. Khi khám sờ thấy lỗ thoát vị rộng, có thể thấy quai ruột tụt xuống bìu. Siêu âm bìu giúp xác định chẩn đoán. Nếu bìu to, đau kèm theo nôn, bụng chướng...cần nghĩ ngay đến thoát vị bẹn nghẹt, phải đưa trẻ đi cấp cứu tránh biến chứng hoại tử bộ phận thoát vị bằng thủ thuật đẩy khối thoát vị lên ổ bụng hoặc mổ cấp cứu nếu cần.

Cần lưu ý rằng thoát vị cũng gặp ở trẻ gái với biểu hiện là vùng môi lớn phình to lên, mất cân đối so với bên kia, thường xuất hiện khi gắng sức như khi trẻ khóc, chạy nhảy...sau đó tự xẹp đi khi nằm. Thường gặp là tình trạng buồng trứng và vòi trứng thoát vị xuống môi lớn. Nếu nghẹt, trẻ sẽ rất đau, cần mổ cấp cứu để tránh hoại tử.


Thoát vị bẹn khiến bìu sưng lên, mất cân đối mỗi khi trẻ khóc hoặc chạy nhảy
Thoát vị bẹn khiến bìu sưng lên, mất cân đối mỗi khi trẻ khóc hoặc chạy nhảy

Tràn dịch màng tinh hoàn: Bìu to thường xuyên, liên tục, mất cân đối ngay từ sau đẻ. Không đau. Sờ có dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn. Siêu âm giúp xác định chẩn đoán.

Nang thừng tinh: Bìu to thường xuyên, liên tục, mất cân đối ngay từ sau đẻ, không đau, có thể sờ thấy “Ba hòn”. Siêu âm giúp xác định chẩn đoán.

Để chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh sưng bìu ở trẻ, hãy thăm khám bác sĩ và tim ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe