Đau đầu mãn tính là những cơn đau đầu tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau đầu mãn tính chưa có phương pháp điều trị, người bệnh chỉ có thể giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh.
1. Đau đầu mãn tính
Đau đầu mạn tính là những cơn đau đầu tái phát đi tái lại nhiều lần và thời gian đau đầu kéo dài trên 3 tháng. Đau đầu mạn tính do nhiều yếu tố gây ra, có thể bắt đầu từ một cơn đau cấp tính và kéo dài hơn so với dự tính.
Người bị đau đầu mãn tính có thể dẫn tới những rối loạn tâm lý như lo lắng, trầm cảm và thay đổi tính cách, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội.
2. Các nguyên nhân gây đau đầu mãn tính
Đau đầu không do viêm
- Đau đầu
- Đau lưng
- Đau cổ do co cơ
Đau do viêm
- Đau sau mổ
- Đau do thoái hóa
- Đau do viêm khớp
- Đau do gout
- Đau do chấn thương
- Đau trong bệnh nhân ung thư,...
Đau do yếu tố thần kinh
Đau thần kinh tọa, đau sau zona, đau dây thần kinh số V, đau do các biến chứng thần kinh bệnh nhân đái tháo đường,...
- Đau sau đột quỵ: Cơn đau sau đột quỵ có thể xuất hiện và phát triển sau vài tuần hoặc vài tháng. Đây là một cuộc tấn công não bất ngờ khi lưu lượng máu đến não bị cắt đứt, làm tế bào não bị thiếu oxy cấp tính. Từ đó, tế bào não bắt đầu chết, kéo theo mất khả năng kiểm soát trí nhớ và cơ bắp.
Sau cơn đột quỵ, gần như các cơ quan, hệ thần kinh đều phải hứng chịu hậu quả nặng nề dẫn tới triệu chứng đau nhức toàn cơ thể. Thiệt hại về hệ thần kinh là sự phá hủy lớp màng bao bọc myelin bảo vệ bên ngoài, khiến các xung điện phóng một cách không kiểm soát và gây đau đớn.
- Đau sau phẫu thuật: Thông thường sau phẫu thuật, các tế bào thần kinh bị tổn thương gây đau dai dẳng và kéo dài. Các loại đau thần kinh do phẫu thuật bao gồm:
- Đau thần kinh trung ương: Là cơn đau bắt nguồn từ tổn thương não hoặc tủy sống, thường gặp trong khi phẫu thuật đối với dây thần kinh ở não hoặc cột sống.
- Đau thần kinh ngoại biên: Loại đau này bắt nguồn từ các dây thần kinh không phải là một phần của não hoặc tủy sống, chẳng hạn như dây thần kinh ở tay và chân.
Ngoài ra còn có một số bệnh cũng dẫn tới đau đầu mãn tính
- Đau đầu do u não
Đau đầu xuất hiện từ giai đoạn sớm của bệnh. Đau đầu thường tiến triển từ từ, nặng dần và thường đi kèm cùng với các triệu chứng đa dạng khác tùy theo vị trí, và bản chất của khối u. Khởi đầu, vị trí đau đầu thường cố định ở khu vực có khối u. Khi khối u phát triển, nó sẽ chèn ép các tổ chức xung quanh và gây tăng áp lực trong sọ gây đau lan tỏa ra toàn bộ đầu.
Đau đầu ít khi dữ dội, thường chỉ âm ỉ nhưng kéo dài dai dẳng và ngày càng tăng dần, hay đau nhiều vào lúc nửa đêm về sáng rồi giảm dần hoặc mất đi khi thức dậy. Đau tăng lên khi làm các động tác gắng sức như ho, rặn, đại tiện... hoặc thay đổi tư thế đột ngột như đang ngồi lại nằm.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, các thuốc giảm đau thông thường như aspirin, paracetamol có tác dụng làm dịu cơn đau. Về sau, những thuốc này không còn hiệu quả nữa.
Một triệu chứng khác hay đi kèm với đau đầu như là buồn nôn hoặc nôn, xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn, không liên quan đến ăn uống. Bệnh nhân dễ nôn, nôn vọt, khi nôn xong thì đau đầu lại giảm đi. Một triệu chứng hay gặp nữa là có cơn co giật hoặc những biểu hiện rối loạn về tâm thần (khi bị u não ở thùy trán hoặc thái dương) như thay đổi tính tình, giảm hoạt động, ý thức chậm chạp... Tùy theo vị trí, tính chất của khối u, sẽ có nhiều triệu chứng khác đi kèm với đau đầu như yếu, tê bì nửa người, liệt mặt, lác mắt, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, ù tai, chóng mặt.
Nhiều bệnh khác cũng có biểu hiện đau đầu giống như u não. Do đó, để chẩn đoán chính xác hoặc loại trừ các bệnh khác, cần khám chuyên khoa thần kinh và làm thêm một số xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI...
Điều trị căn nguyên gây đau đầu bằng cách phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u. Trong trường hợp u ở vị trí không mổ được, có thể làm phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy hoặc điều trị bằng hóa chất, tia xạ. Điều trị triệu chứng đau chủ yếu là xử trí tình trạng tăng áp lực nội sọ và phù nề não bằng dung dịch manitol, corticoid, thuốc lợi tiểu furosemid...
- Đau nửa đầu (Migraine)
Thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành, và hay gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có tính chất gia đình, thường đau khu trú ở một bên đầu và diễn biến có tính chu kỳ với những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Người ta chia bệnh đau nửa đầu ra làm hai thể chính:
- Migraine không có dấu hiệu báo trước: Thoạt tiên bệnh nhân đau một bên đầu ở vùng trán hoặc trán - thái dương, sau có thể lan ra toàn bộ đầu và kết thúc ở bên đối diện nhưng không bao giờ đau lan ra vùng mặt. Trong cơn đau, sắc mặt xanh tái, da lạnh, nổi gai ốc, người bệnh có cảm giác thái dương như bị giãn căng ra, mạch máu ở thái dương nẩy đập theo nhịp tim, kèm theo là cảm giác lợm giọng, buồn nôn, nôn.
Một số trường hợp còn chóng mặt, mất thăng bằng. Một đặc điểm nữa là cơn đau tăng lên khi gắng sức, khi tiếp xúc với ánh sáng, tiếng động mạnh, giảm đi khi nghỉ ngơi yên tĩnh trong bóng tối và khi chườm lạnh hoặc day thái dương.Ngoài ra, nhiều bệnh nhân khi đau đầu rất nhạy cảm với mùi, có khi họ còn ngửi thấy mùi lạ, tuy nhiên khám bệnh trong cơn đau không có dấu hiệu khách quan về thần kinh. Tiến triển của cơn đau đầu loại này khác nhau tùy từng bệnh nhân, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Ở một số bệnh nhân, đau có tính chu kỳ dài, hàng tháng, hàng năm mới bị một lần; nhưng cũng có trường hợp cơn đau lặp lại thường xuyên và có thể đổi bên, nhưng bao giờ cũng đau nặng hơn ở một bên đầu.
- Migraine có dấu hiệu thần kinh báo trước: Biểu hiện rối loạn chức năng tạm thời của não xuất hiện trong ít phút, báo hiệu cơn đau đầu sẽ đến ngay sau đó. Những dấu hiệu này thường là rối loạn thị giác, cảm giác và rối loạn ngôn ngữ.
Về thị giác, bệnh nhân có cảm tưởng những vân sáng lấp lánh ngoằn ngoèo chạy trước mắt hoặc nhìn mọi vật xung quanh có màu sắc rực rỡ, một số trường hợp lại không nhìn thấy gì trong vài giây đến vài phút (mù tạm thời). Về cảm giác, người bệnh cảm thấy như có kiến bò hoặc tê cóng ở một bên miệng, tay.
Những rối loạn ngôn ngữ hay gặp là nói khó, không hiểu lời người khác hoặc không nói được. Trong đa số các trường hợp, trình tự của các rối loạn này là: loạn thị giác rồi đến rối loạn cảm giác và ngôn ngữ, tất cả diễn ra trong vòng vài phút và cuối cùng là cơn đau đầu với đặc điểm tương tự như Migraine không có dấu hiệu báo trước.
Về điều trị cắt cơn Migraine khi các cơn cách xa nhau, bác sĩ thường cho dùng thuốc giảm đau thông thường như aspirin, paracetamol, indomethacin... Nếu đau đầu không giảm bớt thì dùng thuốc cắt cơn đặc hiệu là dẫn xuất của ergotamin như gynergen, migwell hoặc thuốc kháng serotonin như sumatriptan. Điều trị dự phòng khi tần suất các cơn đau đầu dày, ít nhất là 3 cơn mỗi tháng trở lên.
- Đau đầu do tâm lý
Đau đầu do tâm lý có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường là ở độ tuổi từ 30-40 tuổi, nữ có xu hướng bị nhiều hơn nam. Tuy chứng đau đầu này không nguy hiểm nhưng nó lại gây ảnh hưởng tới lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cơn đau đầu thường xuất hiện khi bệnh nhân phải suy nghĩ căng thẳng hoặc lo lắng buồn phiền về điều gì đó, kéo dài từ vài phút đến vài ngày hoặc xuất hiện làm nhiều đợt trong ngày.
Đặc điểm của đau đầu loại này là đau âm ỉ, có cảm giác như bị ép, thắt chặt giống như khi ta đội mũ chật hoặc siết vành khăn trên đầu và ở một số bệnh nhân còn kèm theo nhức, mỏi các cơ ở đầu, cổ. Thường bệnh nhân đau cả hai bên đầu hoặc lúc đau bên này lúc đau bên kia.
Trong cơn đau, bệnh nhân không sốt, không buồn nôn hoặc nôn, không sợ ánh sáng và tiếng động hoặc nếu có sợ thì chỉ sợ một trong hai hiện tượng trên. Một đặc điểm nữa là cơn đau không tăng lên khi hoạt động thể lực thông thường nhưng lại tăng lên khi có xúc cảm. Ngoài ra, cơn đau tuy ảnh hưởng chút ít đến sinh hoạt nhưng không bao giờ đau đến mức có thể làm cản trở sinh hoạt của người bệnh. Khám thần kinh trong hay ngoài cơn đau đều bình thường.
Về điều trị, phải kết hợp tâm lý trị liệu và thuốc, chủ yếu là thuốc an thần, chống lo âu nhóm benzodiazepin (Seduxen, Valium), thuốc chống trầm cảm (Anafranil, Laroxyl), thuốc giảm đau không steroid (paracetamol, aspirin) và thêm thuốc giãn cơ trong trường hợp đau đầu có liên quan đến căng các cơ quanh hộp sọ. Người bệnh cần thay đổi nếp sinh hoạt, bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt như làm việc thiếu điều độ, nghiện rượu, thuốc lá, tăng tập luyện thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh... Một số phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng có tác dụng rất tốt nhất là với bệnh nhân đau đầu kèm theo căng cơ quanh hộp sọ, thường là phối hợp xoa bóp bấm huyệt với vật lý trị liệu vùng đầu cổ.
3. Phòng ngừa đau đầu mãn tính
Việc điều trị các nguyên nhân tiềm tàng thường ngăn chặn tình trạng đau đầu thường xuyên. Nếu bác sĩ không thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh nhân sẽ được tập trung điều trị và ngăn ngừa các cơn đau.
Có nhiều phương pháp phòng bệnh khác nhau tùy thuộc vào loại đau đầu. Nếu người bệnh đang dùng thuốc giảm đau nhiều hơn ba ngày một tuần thì hãy ngừng dùng thuốc ngay và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi đã sẵn sàng điều trị dự phòng, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng một số loại thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm: Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng, như nortriptyline, để điều trị chứng đau đầu kinh niên. Các loại thuốc này cũng có thể giúp điều trị tình trạng trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ thường đi kèm với đau đầu mạn tính;
- Thuốc chống trầm cảm khác: Các chất ức chế chọn lọc serotonin, fluoxetine, có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm và lo lắng nhưng chưa được chứng minh là có hiệu quả hơn giả dược dành cho đau đầu;
- Thuốc chẹn beta: Những thuốc này, thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp, cũng là phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Một số thuốc chẹn beta bao gồm atenolol , metoprolol và propranolol;
- Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc chống động kinh có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và đau đầu mạn tính;
- Thuốc chống viêm không steroid rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng đau đầu mạn tính, đặc biệt là nếu bạn đang giảm liều các thuốc giảm đau khác. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng định kỳ nếu cơn đau đầu trở nặng;
- Botulinum toxin: Phương pháp tiêm thuốc botox có thể là lựa chọn khả thi cho những người không thể dung nạp hoàn toàn thuốc sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, một số chứng đau đầu mạn tính lại có khả năng kháng tất cả các loại thuốc.
Một số biện pháp phòng ngừa đau đầu
Chế độ sinh hoạt phù hợp: Có một lối sống lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn, hạn chế những đồ ăn thức uống có hại cho sức khỏe, thường xuyên tập thể dục hàng ngày,...
Châm cứu: Bác sĩ đưa một cây kim mỏng như sợi tóc vào một số điểm cụ thể trên da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau đầu kinh niên;
Phản hồi sinh học: Bạn có thể kiểm soát cơn đau đầu bằng cách hiểu rõ hơn về bệnh đau đầu và sau đó thay đổi một số phản ứng nhất định của cơ thể, chẳng hạn như căng cơ, nhịp tim và nhiệt độ da;
Mát-xa: Phương pháp này có thể làm giảm căng thẳng, giảm đau và giúp thư giãn. Mát-xa có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn bị cứng cơ sau đầu, cổ và vai;
Thảo dược, vitamin và khoáng chất: Một số bằng chứng cho thấy các loại thảo dược có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng. Một liều cao riboflavin (vitamin B2) có thể làm giảm chứng đau nửa đầu;
Uống thuốc Coenzyme Q10 sẽ có ích cho bạn. Bổ sung magie có thể giúp làm giảm tần suất đau đầu ở một số người. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem những phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn. Bạn không được sử dụng riboflavin (vitamin B2), thảo dược dùng làm thuốc hoặc thảo mộc nếu đang mang thai;
Kích thích điện tại các dây thần kinh chẩm: Một điện cực nhỏ chạy bằng pin sẽ được cấy ghép ở gần các dây thần kinh chẩm ở dưới cổ. Các điện cực sẽ liên tục gửi các xung năng lượng đến các dây thần kinh để giảm đau.
Đau đầu mãn tính thường gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và chưa có phương pháp điều trị. Do đó khi mắc bệnh đau đầu mãn tính cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có giải pháp ngăn ngừa các cơn đau phù hợp và hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.