Các loại vắc xin cần tiêm cho bé từ 3 - 4 tháng tuổi

Các loại vắc xin trong lịch tiêm chủng cho bé từ 3 đến 4 tháng tuổi dưới đây được khuyến cáo bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC). Dựa vào tình trạng sức khỏe, tình sử bệnh tật của từng trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn loại vắc xin và thời điểm tiêm vắc xin phù hợp cho trẻ.

1. Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Thời gian tiêm: khi trẻ 2 tháng, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15-18 tháng tuổi, 4-6 tuổi, 11-12 tuổi.

Tại sao nên tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván?

  • Bảo vệ trẻ chống bệnh 03 bệnh nguy hiểm cho trẻ gồm bệnh bạch hầu, bệnh uốn vánbệnh ho gà.
  • Ngăn chặn trẻ phát triển lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng do bệnh bạch hầu gây ra khiến trẻ có thể khó thở hoặc nuốt.
  • Bảo vệ trẻ không bị đau cứng cơ do uốn ván gây ra.
  • Giúp ngăn ngừa trẻ bị ho dữ dội do ho gà.
  • Do phòng chống được các bệnh trên, nên trẻ không phải nghỉ học và bạn cũng không phải nghỉ làm để đi chăm sóc trẻ.

2. Vắc xin Hib

Lịch tiêm: khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12-15 tháng tuổi

Tại sao nên tiêm vắc xin Hib?

  • Vắc xin Hib bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn Haemophilus influenza týp B (Hib) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và gây viêm màng não cấp do vi khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi mắc bệnh viêm màng nào nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể có các biến chứng lâu dài và nặng nề về thần kinh, điếc, sa sút trí tuệ ...
  • Do phòng chống được bệnh trên, nên trẻ không phải nghỉ học và bạn cũng không phải nghỉ làm để đi chăm sóc trẻ.

3. Vắc xin bại liệt


Tiêm vắc xin bại liệt khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6-18 tháng tuổi và 4-6 tuổi.
Tiêm vắc xin bại liệt khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6-18 tháng tuổi và 4-6 tuổi.

Lịch tiêm: khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6-18 tháng tuổi và 4-6 tuổi.

Tại sao nên tiêm vắc xin bại liệt?

  • Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút polio gây ra. Khi vi rút polio xâm nhập vào cơ thể lan tới hạch bạch huyết, một số khác sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Trẻ mắc bệnh có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng liệt không hồi phục và gây tàn tật suốt đời.
  • Do phòng chống được bệnh trên, nên trẻ không phải nghỉ học và bạn cũng không phải nghỉ làm để đi chăm sóc trẻ.

4. Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn

Lịch tiêm: khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12-15 tháng tuổi

Tại sao nên tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn?

  • Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây bệnh phế cầu khuẩn lây lan qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Khi nhiễm bệnh trẻ có các triệu chứng như sốt, đau ngực, thở dốc, và ho dữ dội, cứng cổ, đau đầu, đau khi nhìn vào những ánh sáng mạnh. Phần lớn nhiễm phế cầu khuẩn đều nhẹ, nhưng trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn này có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, như tổn thương não hoặc điếc.
  • Do phòng chống được bệnh trên, nên trẻ không phải nghỉ học và bạn cũng không phải nghỉ làm để đi chăm sóc trẻ.

5. Vắc xin Rota


Cho trẻ uống Vắc xin Rotarix® (RV1) khi trẻ 2 tháng tuổi và 4 tháng tuổi
Cho trẻ uống Vắc xin Rotarix® (RV1) khi trẻ 2 tháng tuổi và 4 tháng tuổi

Lịch uống vắc xin:

  • RotaTeq® (RV5) khi trẻ 2 tháng tuổi cho uống rotavirus lần 1, lần 2 khi trẻ 4 tháng tuổi và lần 3 khi trẻ 6 tháng tuổi
  • Rotarix® (RV1) khi trẻ 2 tháng tuổi và 4 tháng tuổi

Tại sao nên uống vắc xin Rota?

  • Virus rota là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, nhập viện, thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ. Đường lây của bệnh tiêu chảy cấp do virus rota chủ yếu khi trẻ dùng tay chạm vào các đồ chơi bị nhiễm virus và đưa vào miệng. Các triệu chứng có thể thay đổi từ tiêu chảy đến tiêu chảy mất nước kèm với nôn mửa, sốt và sốc. Do đó bố mẹ cần cân nhắc tiêm vắc xin cho bé để phòng ngừa các biến chứng của tiêu chảy cấp gây ra.
  • Do phòng chống được bệnh trên, nên trẻ không phải nghỉ học và bạn cũng không phải nghỉ làm để đi chăm sóc trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe