Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phan Phi Tuấn - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Sỏi đường mật là bệnh tạo sỏi trong hệ thống đường dẫn mật (bao gồm túi mật và đường dẫn mật). Bệnh sỏi đường mật nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong.
1. Vị trí của sỏi đường mật
- Sỏi túi mật: Đáy, Thân, Phễu, Cổ, Ống
- Sỏi Đường mật ngoài gan: Ống mật chủ; Ống gan chung; Ống gan phải; Ống gan trái.
- Sỏi Đường mật trong gan: Ống phân thùy, Ống hạ phân thùy; Các ống nhỏ hơn (nhu mô gan).
Tỉ lệ của các vị trí: Trước kia: Đường mật > 80%, Túi mật < 20%, Cả hai khoảng 10%. Tuy nhiên hiện nay sỏi túi mật nhiều hơn sỏi đường mật do chế độ ăn uống và có siêu âm chẩn đoán.
2. Diễn tiến tự nhiên
Không triệu chứng
- Phần lớn (>2/3) không triệu chứng. Nguy cơ có triệu chứng khoảng 2% mỗi năm
- Tỉ lệ biến chứng 0.1% mỗi năm
- Không nhất thiết điều trị (trừ BN tiểu đường hoặc bệnh van tim cần PT).
Có triệu chứng
- Nếu giải quyết được đợt có triệu chứng: Nguy cơ tái phát triệu chứng 35% trong 5 năm; Biến chứng 1% mỗi năm. Điều trị tất cả (trừ vài trường hợp ngoại lệ).
- Sỏi túi mật có triệu chứng nhưng từ chối mổ (150 bệnh nhân - Thụy Điển). Sau 2 năm 27% mổ cấp cứu.
3. Biểu hiện lâm sàng
Sỏi túi mật (>85%); Cơn đau quặn mật; Viêm túi mật cấp; Sỏi đường mật; Tắc mật; Viêm tụy cấp
3.1. Cơn đau quặn mật
Đặc điểm lâm sàng: Đau quặn cơn vùng thượng vị, dưới sườn phải; Đau hoặc khó chịu với mức độ tăng dần có thể kéo dài vài giờ và có thể làm đánh thức bệnh nhân.
Điều trị
- Triệu chứng (nếu là đợt cấp)
- Cắt túi mật chương trình: Nội soi hay mổ mở; Tán sỏi ngoài cơ thể, dùng thuốc tan sỏi.
3.2. Viêm túi mật cấp
Đặc điểm lâm sàng: Thường đau thượng vị, hạ sườn phải liên tục có thể lan lên vai phải, dưới xương bả vai. Ấn hạ sườn phải đau, dấu hiệu Murphy, co cứng thành bụng, sốt, mạch nhanh, có thể có lạnh run.
4. Điều trị sỏi mật
Điều trị không phẫu thuật
- Thuốc tan sỏi (CDCA & UDCA)
- Tan sỏi 7% (CDCA)- 30% (UDCA) sau 1 năm đối với sỏi Cholesterol
- 10% tái phát / năm sau ngưng thuốc
- Tán sỏi ngoài cơ thể
- Tán sỏi qua da (MTBE)
- Lấy sỏi qua nội soi.
Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi mật
Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi mật được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Sỏi túi mật có biến chứng: viêm túi mật cấp tính, hoại tử túi mật, viêm túi mật ..
- Đau lâu ngày: Đau nhiều, ấn điểm túi mật đau
- Rối loạn tiêu hóa nặng, khó tiêu.
Điều trị sỏi đường mật ngoài gan
Chỉ định:
- Chỉ định phẫu thuật là bắt buộc vì sỏi có thể làm tắc nghẽn cơ vòng Oddi, ống mật chủ, ống gan chung
- Sỏi có biến chứng: Mổ cấp cứu hay cấp cứu trì hoãn
- Sỏi không biến chứng: Mổ chương trình theo lịch.
Phương pháp:
- Điều trị sỏi mật bằng nội soi mật tụy ngược dòng ERCP
- Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi (mổ hở hay mổ nội soi).
Điều trị sỏi đường mật trong gan
Chỉ định:
Được chỉ định chung khi mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật ngoài gan hoặc khi người bệnh có triệu chứng nặng như đau nhiều hay sốt.
Phương pháp:
Loại phẫu thuật này rất khó để có thể lấy hết sỏi vì đường mật gấp khúc và hẹp nên thường phải tán sỏi kèm theo vì sỏi đúc khuôn vào ống mật.
Lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng ERCP được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Sỏi đường mật không quá nhiều, không quá lớn
- Sỏi đường mật chưa hay đã mở ống mật chủ lấy sỏi
- Sỏi đường mật kèm sỏi túi mật có chỉ định cắt túi mật nội soi.
Điều trị sỏi sót sau mổ
Giai đoạn sớm: Còn mang ống Kehr
- Rửa đường mật qua đường hầm ống Kehr
- Hàng ngày, trong 1-2 tuần đầu sau mổ dùng các dung dịch làm tan sỏi kết hợp rửa đường mật để sỏi nhỏ trôi ra ngoài
- Lấy sỏi qua đường hầm ống Kehr sau khi nong rộng, tiến hành tại phòng X-Quang cho tới khi hết sỏi trong đường mật. Kết quả thường rất tốt.
Giai đoạn muộn
- Khi đường hầm ống Kehr đã bị bít kín thì điều trị giống như khi chưa mổ
- Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi (mổ hở hay mổ nội soi)
- Lấy sỏi qua đường hầm ống Kehr
- Chỉ định đặt ống Kehr:
- Ống Kehr được đặt trong hầu hết các phẫu thuật mở ống mật chủ
- Bắt buộc đặt ống Kehr khi lấy không hết sỏi hoặc nghi ngờ còn sót sỏi sau mổ.
5. Phòng tránh sỏi mật bằng chế độ ăn uống
5.1. Hạn chế chất béo bão hòa giúp phòng tránh sỏi mật
Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa là tăng mức cholesterol trong máu, tăng lượng cholesterol ở gan và dịch mật. Một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế gồm: Thịt đỏ như thịt bò, xúc xích và thịt xông khói, các sản phẩm sữa nguyên chất, bơ và mỡ, thức ăn chiên rán,...
5.2 Bổ sung nguồn chất béo tốt trong chế độ ăn
Nên lựa chọn chất béo tốt từ các loại thực phẩm như: Dầu ô liu, trái bơ, các loại hạt như: Bí ngô, hướng dương và hạt vừng, quả hạch, các loại hạt như quả óc chó và 1 số cá như cá hồi, cá ngừ làm giảm nguy cơ sỏi.
5.3 Ăn nhiều chất xơ, hạn chế đường bột giúp phòng tránh sỏi mật
- Trái cây tươi cung cấp khá nhiều chất xơ, đặc biệt là những loại quả ăn cả hạt như: quả mâm xôi, dâu tây, dâu tây, rau xanh , ngũ cốc...có thể tránh được bệnh sỏi mật.
- Uống nhiều nước giúp phòng tránh sỏi mật
- Uống rượu bia, cà phê ở lượng vừa phải giúp phòng tránh sỏi mật
- Tập thể dục thường xuyên
- Tránh giảm cân đột ngột
- Tránh bỏ bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.