Người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy yếu và sự lão hóa của các cơ quan, do đó rất dễ mắc các bệnh lý hoặc tổn thương. Vì vậy, việc khám sức khỏe tuổi 60 là rất cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số kiểm tra cần thực hiện đối với người ở độ tuổi 60.
1. Huyết áp
Huyết áp cao là bệnh rất nguy hiểm và thường gặp ở người lớn tuổi. Các triệu chứng thường không biểu hiện hoặc xuất hiện muộn do đó thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim hay các bệnh lý tim mạch khác.
Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến ở những người lớn tuổi. Trung bình, cứ 3 người lớn thì có một người có huyết áp cao. 64% nam giới và 69% nữ giới trong độ tuổi từ 65 đến 74 bị cao huyết áp.
Việc kiểm tra huyết áp cần được thực hiện tối thiểu một lần một năm, đặc biệt với người khám sức khỏe tuổi 60. Tuy nhiên, có thể cần kiểm tra thường xuyên hơn đối với những người có bệnh lý về tim mạch, huyết áp hoặc có các yếu tố nguy cơ khác. Cùng với đó, cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe tuổi 60 để giảm nguy cơ tăng huyết áp.
2. Tầm soát ung thư đại trực tràng
Tầm soát ung thư đại trực tràng là một nội dung của khám sức khỏe tuổi 60. Có thể thực hiện kiểm tra này từ 50 - 75 tuổi. Đối với những người có nguy cơ cao thì cần tiến hành kiểm tra sớm hơn. Các kiểm tra cần thực hiện gồm:
- Xét nghiệm máu trong phân: 1 năm 1 lần.
- Soi đường âm đạo kết hợp với xét nghiệm tìm máu trong phân.
- Nội soi đại tràng.
3. Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện bằng cách khám trực tràng kỹ thuật số hoặc đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA) trong máu nam giới. Ung thư tuyến tiền liệt cần thực hiện sớm ở tuổi 50 với những người có nguy cơ cao. Hoặc có thể kiểm tra sớm hơn ở người gia đình có tiền sử bị ung thư tuyến tiền liệt.
4. Khám vú
Bệnh về tuyến vú là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ, ở cả người trẻ và người già. Do đó, cần thực hiện kiểm tra này khi thực hiện khám sức khỏe tuổi 60. Để phát hiện bệnh cần thực hiện chụp X-quang tuyến vú.
X-quang tuyến vú nên được thực hiện 1 hoặc 2 năm một lần và bắt đầu từ tuổi 40 hoặc 50. Tuy nhiên, cũng có thể tiến hành các kiểm tra tuyến vú khác và ở người trẻ tuổi có nguy cơ hay có triệu chứng của bệnh.
5. Khám phụ khoa, phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV
Ở phụ nữ lớn tuổi, do hoạt độ của các enzym đã giảm đi đáng kể do đó nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa là không cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp phụ nữ lớn tuổi bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo. Do đó, các xét nghiệm phụ khoa là cần thiết với phụ nữ trên 60 tuổi.
Có thể làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung 3 năm một lần, xét nghiệm HPV 5 năm một lần, hoặc cả hai, cho đến 65 tuổi khi khám sức khỏe tuổi 60.
6. Kiểm tra thị giác
Người lớn tuổi hay gặp các bệnh lý về mắt như: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp,...Tỷ lệ mắc các bệnh này thường tăng theo độ tuổi. Do đó cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và thực hiện sớm để phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị kịp thời. Để hạn chế những rối loạn thị giác có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm sóc sức khỏe tuổi 60.
7. Kiểm tra nghe
Khoảng 25% người từ 65 đến 74 tuổi bị suy giảm thính lực, phần lớn những rối loạn này đều có thể điều trị được. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc cũng tăng lên. Cần thực hiện kiểm tra thính giác một năm một lần để phát hiện sớm các rối loạn.
8. Kiểm tra xương
Ở người lớn tuổi, hàm lượng calci giảm đi rất nhiều. Do đó, rất dễ bị mắc các bệnh về xương như loãng xương dẫn đến xương giòn, dễ gãy. Chính vì lý do này mà người lớn tuổi cần được khám xương thường xuyên cùng với khám sức khỏe tuổi 60. Ngoài ra cần bổ sung thêm calci cho xương chắc khỏe.
9. Kiểm tra cholesterol, lipid máu
Mỡ máu là một yếu tố rất quan trọng, mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tắc mạch, huyết áp cao, nhồi máu não....Tuy nhiên, có thể kiểm soát mỡ máu bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó, cần tiến hành kiểm tra mỡ máu thường xuyên để có chế độ sinh hoạt phù hợp và chăm sóc sức khỏe tuổi 60 hợp lý.
10. Chủng ngừa
Người lớn tuổi cần thực hiện tiêm chủng một số loại vaccine như: vaccine ngừa phế cầu khuẩn, vacxin zona, uốn ván, bạch hầu, cúm
11. Đường huyết
Đường huyết cũng là một yếu tố rất quan trọng. Sự thay đổi chỉ số đường huyết tăng hoặc giảm có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh. Đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường...
Người cao tuổi nên tiến hành kiểm tra đường huyết khi đói 3 năm một lần cùng với khám sức khỏe tuổi 60. Với người có nguy cơ cao có thể tiến hành thường xuyên hơn. Với bệnh nhân bị đái tháo đường, cần có máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra hằng ngày.
12. Kiểm tra hormone tuyến giáp
Hormon tuyến giáp cần được tầm soát ít nhất 5 năm một lần, đặc biệt là đối với phụ nữ. Do các bệnh lý tuyến giáp có tỷ lệ mắc cao hơn ở phụ nữ. Sự thay đổi hormon tuyến giáp sẽ dẫn đến các bệnh lý như cường giáp, basedow, ung thư tuyến giáp...
13. Khám răng
Các bệnh lý răng miệng tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Người bị bệnh răng miệng sẽ chán ăn hoặc ăn không ngon do bị đau răng, lợi. Do đó dẫn đến mệt mỏi, gầy sút và ảnh hưởng tới cả tinh thần của người bệnh. Ngoài ra, bệnh răng miệng còn tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Bệnh răng miệng không chỉ gặp ở trẻ em mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Do đó người lớn tuổi cũng cần đi khám răng tuổi 60 thường xuyên để có hàm răng chắc khỏe. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm sóc sức khỏe tuổi 60 hợp lý.
14. Sàng lọc viêm gan C
Sàng lọc viêm gan C được khuyến nghị thực hiện ở những người từ đủ 18 tuổi trở lên.
15. Kiểm tra vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất cần thiết cho xương, giúp bảo vệ xương, giúp xương trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D cũng có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư.
Vitamin D cần được kiểm tra hằng năm cùng với các xét nghiệm kiểm tra xương và khám sức khỏe tuổi 60.
16. Bệnh tim mạch
Bệnh về tim mặt là nhóm bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy cần phát hiện bệnh sớm bằng cách khám sức khỏe tuổi 60 định kỳ và điều trị kịp thời.
Bệnh tim mạch (CVD) gồm hai nhóm bệnh:
- Bệnh tim, đột quỵ.
- Bệnh mạch máu của các chi.
Các bệnh lý về tim mạch được khuyến cáo sàng lọc 2 năm một lần.
17. Bệnh thận
Bệnh lý về thận nên được đánh giá 1 đến 2 năm một lần nếu bạn có nguy cơ cao. Hoặc có thể kiểm tra thường xuyên hơn ở người bệnh có nguy cơ rất cao, gia đình có tiền sử người bị bệnh thận.
18. Sa sút trí tuệ
Hầu hết ở người cao tuổi thường có những rối loạn về trí tuệ như nhớ nhớ, quên quên hay bệnh angemer. Do đó người lớn tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi nên được kiểm tra để phát hiện sự sa sút về trí nhớ.
Như vậy, người lớn tuổi cần phải đi khám sức khỏe tuổi 60 thường xuyên, định kỳ và khám tổng quát để phát hiện sớm các bệnh lý. Từ kết quả thăm khám đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.