Các giai đoạn của suy tim

Bài viết được được tư vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Nội tim mạch và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Kiến thức về các giai đoạn suy tim sẽ giúp bạn hiểu rằng suy tim là một quá trình tiến triển bệnh lý và có thể nặng lên theo thời gian, hiểu về lộ trình điều trị thuốc của bạn và tại sao các thay đổi lối sống và cách điều trị khác là cần thiết.

1. Suy tim là đích đến cuối cùng của các bệnh tim mạch

Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động. Đúng hơn, suy tim là tình trạng tim làm việc kém hiệu quả hơn bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy tim. Máu vẫn được chuyển từ tim đến các cơ quan nhưng với hiệu suất thấp hơn, áp suất trong các buồng tim tăng lên. Kết quả là tim không thể cung cấp đủ máu và oxy cần thiết đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách giãn, hoặc là dày hơn để tăng khả năng bơm máu. Điều này giúp cơ tim thích nghi tạm thời để bơm máu đảm bảo nhu cầu cho cơ thể, nhưng lâu dài, cơ tim sẽ yếu đi không đảm bảo yêu cầu bơm máu đi đến các cơ quan, gây tình trạng ứ huyết. Tình trạng này vượt quá khả năng điều chỉnh của thận sẽ đến ứ dịch, giữ muối. Triệu chứng phù có thể ở tay, chân, mắt cá, bàn chân, xuất hiện dịch ở phổi và các cơ quan khác, cơ thể trở nên sung huyết và "Suy tim sung huyết" là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng này.

Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng của suy tim nào, hoặc triệu chứng có thể từ nhẹ tới nặng. Các triệu chứng có thể dai dẳng hoặc xuất hiện rồi lại giảm đi. Các triệu chứng có thể gồm:

  • Các triệu chứng ứ huyết ở phổi: Dịch tích tụ trong phổi có thể gây khó thở khi gắng sức hoặc khó thở kể cả khi nghỉ, nhất là khi nằm đầu bằng. Ứ huyết phổi có thể gây ho khan hoặc khò khè.
  • Giữ dịch và nước: Thiếu máu tới thận dẫn đến thận giữ nước và dịch, kết quả làm phù mắt cá, chân, chướng bụng và tăng cân. Có thể có triệu chứng tăng nhu cầu đi tiểu đêm. Ứ huyết ở dạ dày có thể gây nên chán ăn hoặc buồn nôn.
  • Chóng mặt, mệt mỏi, yếu: Thiếu máu cung cấp cho các cơ quan chính và các cơ khiến bạn cảm thấy mệt và yếu. Thiếu máu lên não khiến bạn thấy chóng mặt.
  • Tim đập nhanh và không đều: Tim đập nhanh hơn để cố bơm đủ máu cho cơ thể. Điều này làm tim đập nhanh và không đều.

2. Các giai đoạn của suy tim


Giai đoạn suy tim
Giai đoạn suy tim

Hiểu biết về các giai đoạn suy tim sẽ giúp bạn hiểu rằng suy tim là một quá trình tiến triển bệnh lý và có thể nặng lên theo thời gian hiểu về lộ trình điều trị thuốc của bạn và giúp bạn hiểu rõ tại sao các thay đổi lối sống và các điều trị khác là cần thiết.

Bảng bên dưới thể hiện các nét cơ bản trong kế hoạch chăm sóc mà có thể hoặc không áp dụng được cho bạn, dựa trên nguyên nhân gây suy tim và các tình trạng đặc biệt mà bạn có. Yêu cầu bác sĩ giải thích các liệu pháp được liệt kê nếu bạn không hiểu hoặc tại sao bạn có hoặc không được áp dụng các biện pháp đó.

3. Bằng cách nào có thể ngăn ngừa sự phá hủy thêm cơ tim?


Tập thể dục giúp ngăn ngừa tác động phá hủy cơ tim
Tập thể dục giúp ngăn ngừa tác động phá hủy cơ tim

Để ngăn ngừa sự phá hủy thêm cơ tim, bạn cần:

  • Bỏ hút thuốc.
  • Thay đổi và tối ưu trọng lượng cơ thể.
  • Kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu và đường máu.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Kiêng uống rượu, bia.
  • Thực hiện phẫu thuật và các thủ thuật khác để điều trị suy tim khi được khuyến cáo.

Việc nhận biết sớm các giai đoạn của suy tim là yếu tố then chốt giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao và tránh được các biến cố tim mạch nguy hiểm. Hiểu được điều này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai Gói khám Suy Tim. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp bạn và người thân phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, để từ đó các bác sĩ có thể tư vấn lộ trình điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Gói khám được thiết kế đặc biệt dành cho các khách hàng có yếu tố nguy cơ suy tim, được chỉ định kiểm tra bệnh lý và khi khách hàng có nhu cầu.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe