Các dấu hiệu sớm của trẻ thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em thường nằm trong sách nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng khá phổ biến, đặc biệt ở các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mức độ cũng như tần suất mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt ở nước ta hiện nay tuy đã giảm so với trước đây nhưng tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ em vẫn khá cao. Bài viết sẽ cung cấp thêm các thông tin giúp bạn hiểu và nhận biết sớm về tình trạng thiếu máu thiếu sắt để có kế hoạch điều trị kịp thời.

1. Sắt và chức năng của sắt đối với cơ thể

Sắt được biết đến trong nhóm vi chất dinh dưỡng khá quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Chức năng của sắt giúp vận chuyển oxy trong máu đồng thời còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ em. Hơn nữa, ở giai đoạn thai kỳ, bổ sung sắt và acid folic đầy đủ có thể giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường. Theo kết quả điều tra về vi chất dinh dưỡng toàn quốc cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi gặp tình trạng thiếu máu chiếm 27.8%. Trong đó có khoảng từ 42.7% đến 45% trường hợp trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Và tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt khá cao đối với những trẻ dưới 5 tuổi.

Vai trò chính của sắt trong cơ thể: sắt cùng với protein kết hợp tạo thành huyết sắc tố hemoglobin, có chức năng vận chuyển CO2 trong quá trình hô hấp. Ngoài ra, sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vì sắt có thể tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch và giúp biến đổi các hợp chất beta carotene thành vitamin A. Hơn nữa sắt còn tham gia quá trình tạo collagen giúp gắn kết các mô khác nhau trong cơ thể. Với trường hợp sắt không được cung cấp đầy đủ có thể sẽ khiến cho cơ thể lâm vào tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Với thai nhi, thiếu máu thường gây ra tình trạng đẻ non và có nhiều nguy cơ cao tử vong sơ sinh. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thiếu máu dinh dưỡng thường do bà mẹ bị thiếu máu dẫn tới lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ thấp không đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vì vậy khi mang thai bà mẹ cần đảm bảo cung cấp lượng sắt hàng ngày đủ theo nhu cầu cơ thể của mẹ và bé, hàm lượng sắt có thể cần nhiều hơn 1000mg hoặc có thể sử dụng 60 gam sắt nguyên tố hàng ngày. Tuy nhiên, đối với phụ nữ không có thai cũng cần được đảm bảo hàm lượng sắt theo nhu cầu bởi vì phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nếu không đáp ứng đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

2. Trẻ nhỏ - đối tượng dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Khi trẻ chào đời thì nguồn sữa mẹ chính là nguồn nguyên liệu sữa thực hiện cung cấp chất sắt duy nhất cho trẻ. Mặc dù vậy, hàm lượng sắt trong sữa mẹ không cao nhưng thành phần sắt này khá dễ cho quá trình hấp thu vào cơ thể của trẻ. Vì vậy, trẻ có thể hoàn toàn hấp thụ hết lượng sắt có trong nguồn sữa mẹ. Hơn nữa, sắt còn giúp tạo hồng cầu, nếu trẻ không được cung cấp đủ sắt thông qua bú sữa mẹ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Do trong những năm đầu đời sự tăng trưởng và phát triển của trẻ rất nhanh và hàm lượng sắt cung cấp cho trẻ cũng cần nhiều hơn. Sắt cũng thực hiện cho quá trình tăng trưởng các mô cơ quan cũng như khối lượng hồng cầu cho trẻ. Và nhu cầu sắt có thể tính cho trẻ khoảng 1kg thể trọng hoặc cao hơn so với người bình thường. Hàm lượng sắt trong lượng thức ăn có thể cung cấp cho trẻ khá ít. Với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, gan, cá, tôm thì sắt cũng có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu đỗ. Nhưng hàm lượng sắt trong thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ có chất lượng cao hơn cũng như dễ hấp thu hơn sắt trong đậu đỗ. Bên cạnh việc bổ sung sắt, cần có sự hỗ trợ từ vitamin C giúp sắt có thể hấp thu tối đa vào trong cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau lá màu xanh đậm cùng với các loại quả chín. Sử dụng vitamin C giúp cho quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.


Dấu hiệu trẻ thiếu sắt cần được phát hiện sớm
Dấu hiệu trẻ thiếu sắt cần được phát hiện sớm

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu thiếu sắt

Dấu hiệu trẻ em thiếu máu thiếu sắt có thể dễ dàng nhận thấy khi khám lâm sàng với da xanh xao, vẻ mặt của trẻ tông mệt mỏi, yếu ớt. Đặc nếu ở giai đoạn đầu của thiếu sắt, thì dấu hiệu trẻ em thiếu sắt có thể xuất hiện từ từ, thậm chí có thể khá khó phát hiện. Mặc dù vậy nếu so sánh trẻ với các trẻ khác cùng độ tuổi thì bà mẹ có thể dễ dàng nhận biết được dấu hiệu của bé thiếu sắt với những cử động chậm chạp hay da nhìn xanh xao hơn so với bình thường.

Thêm vào đó dấu hiệu trẻ thiếu sắt có thể còn được biểu hiện với sự chán ăn, khó ngủ hoặc ngủ ít hoặc giấc ngủ không ngon khiến cho trẻ quấy khóc vật vã. Hầu hết trẻ sẽ thực hiện các vận động chậm chạp hơn so với trẻ khác như chậm biết ngồi, chậm biết đi, chậm biết đứng, chân tay trẻ không được săn chắc...

Trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu đau nhức cơ thể, đau nhức xương. Với trường hợp trẻ bị thiếu máu nặng có thể sẽ thấy tóc của trẻ bị bạc màu và rụng tóc nhiều.

Nếu bà mẹ phát hiện con có một trong những dấu hiệu được nêu ở trên thì cần đi khám để phát hiện bệnh sớm đồng thời có phương án điều trị kịp thời, giúp trẻ tránh được những biến chứng nghiêm trong ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Nếu trẻ gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ cao với một trong những trường hợp sau:

  • Trẻ bị sinh non và có cân nặng sơ sinh thấp. Đối với trẻ bình thường khi sinh ra đã được cung cấp đủ lượng sắt dự trữ trong thời gian dài tích luỹ của chu kỳ thai nghén. Tuy nhiên hàm lượng sắt này cũng chỉ đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng. Nhưng đối với trẻ sinh non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp có thể nguồn cung cấp sắt đã cạn kiệt ở thời gian trước đó, khiến cho trẻ càng dễ dàng bị thiếu sắt nhiều hơn
  • Trẻ chỉ sử dụng sữa bò có thể có hàm lượng chất sắt không đủ để cung cấp theo nhu cầu của trẻ hơn nữa, các thành phần trong sữa có thể khiến gây cản trở khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực phẩm giàu sắt khác. Ngoài ra, sữa bò có thể gây kích ứng da vì thế trong những năm đầu tiên của cuộc đời bạn nên tránh sử dụng cho trẻ và trong trường hợp sử dụng cần lựa chọn sữa tối ưu trong đó có sữa mẹ.
  • Chế độ ăn có hàm lượng sắt nghèo. Sắt trong cơ thể hay các chất dinh dưỡng khác đều được cơ thể hấp thụ qua những loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Nếu thiếu sắt ở trẻ em phát triển có thể do chế độ ăn của trẻ nghèo sắt hoặc sử dụng các thực phẩm không lành mạnh khiến cản trở quá trình cung cấp cũng như hấp thu sắt.
  • Ở giai đoạn trẻ tăng trưởng nhu cầu sắt tăng lên khá cao. Bởi vì lúc này ngoài việc thực hiện chức năng tăng trưởng tự nhiên thì sát còn tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Trong thời gian này không bổ sung đủ sắt có thể khiến trẻ dễ dàng gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Các hoạt động bất thường của đường tiêu hoá, nới được xem như vị trí giúp hấp thụ sắt có thể bị ảnh hưởng và tác động đến quá trình hấp thu sắt. Chẳng hạn như phẫu thuật dạ dày ruột có thể khiến sắt khó được hấp thu vào cơ thể hơn.
  • Tình trạng mất máu có thể do nhiều nguyên nhân cũng gây nên tình trạng thiếu máu nếu không được xử trí kịp thời, chẳng hạn như tai nạn thương tích hoặc chảy máu đường tiêu hoá.

Chế độ ăn có hàm lượng sắt nghèo có thể là dấu hiệu trẻ thiếu sắt
Chế độ ăn có hàm lượng sắt nghèo có thể là dấu hiệu trẻ thiếu sắt

4. Điều trị và phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ

Trong mọi trường hợp, thiếu sắt ở trẻ có thể được điều trị bằng cách bổ sung sắt hàng ngày có thể thông qua chế độ ăn hoặc có thể bổ sung sắt theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ.

Bằng cách sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp trẻ được cung cấp đầy đủ nhu cầu sắt cho cơ thể. Và cần dự trữ đủ lượng sắt cho cơ thể cần ít nhất là 6 tháng.

Trong quá trình bổ sung sắt cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý: các chất bổ sung sắt nên được sử dụng ở trạng thái dạ dày trống rỗng, như vậy sẽ giúp sắt hấp thụ tốt, hoặc tránh sử dụng sắt kèm với sữa có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt, hoặc sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể...

Để phòng tránh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung sắt. Chất sắt trong sữa mẹ có thể dễ dàng hấp thu đối với trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, bà mẹ nên cho trẻ bú trong vòng ít nhất 18 tháng. Bên cạnh đó bà mẹ có thể áp dụng chế độ ăn với những thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú để cung cấp sắt cho nhu cầu của trẻ. Hoặc trong trường hợp trẻ cần được bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ thì bà mẹ cần tuân thủ và khám định kỳ cho trẻ để nắm rõ được tình hình của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe