Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Chẩn đoán phân biệt tình trạng li bì, hôn mê, co giật ở trẻ rất quan trọng có có tính kịp thời để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân khác gây ra trẻ li bì, hôn mê, hay co giật ở trẻ có thể là sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết Dengue, viêm não do sởi, thương hàn, sốt tái diễn...
1. Chẩn đoán phân biệt ở trẻ li bì, hôn mê, co giật
Trẻ có bệnh sử sốt, chấn thương đầu, quá liều thuốc hoặc uống thuốc độc, co giật, thiếu oxy não, chấn thương đầu lúc sinh thường có nguy cơ cao li bì, hôn mê, co giật.
Đối với các trường hợp trẻ này cần được khám tổng quát gồm vàng da, chẩn đoán lòng bàn tay nhạt nặng, phù mặt hay tay chân, các mức độ tri giác, chấm xuất huyết, đo huyết áp....
Bên cạnh đó cần kiểm tra vẹo cổ, dấu hiệu chấn thương đầu, hoặc các vùng khác, kích thước các đồng tử, sự phản xạ ánh tráng, thóp căng hoặc phồng, tư thế trẻ bất thường, hay ưỡn lưng cong...
Yếu tố | Chẩn đoán |
– Rất kích thích – Cổ gượng hoặc thóp phồng – Tử ban (chỉ gặp do não mô cầu) – Ưỡn cong lưng |
Viêm màng não A, B |
– Phết máu ngoại biên hay chẩn đoán nhanh dương tính với KST sốt rét – Vàng da – Thiếu máu – Co giật – Hạ đường huyết |
Sốt rét thể não (chỉ gặp ở trẻ tiếp xúc với P. falciparum; thường theo mùa) |
- Tiền căn co giật khi sốt – liên quan với sốt – Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi |
Sốt co giật (thường không phải là nguyên nhân gây hôn mê) |
– Đường huyết thấp (< 2,5mmol/l (< 45mg/dl) hoặc < 3,0mmol/l (< 54mg/dl) ở trẻ suy dinh dưỡng nặng); đáp ứng tốt với điều trị đường | Hạ đường huyết |
– Dấu hiệu hoặc bệnh sử chấn thương đầu | Chấn thương đầu |
– Bệnh sử uống thuốc độc hay quá liều thuốc | Ngộ độc |
– Tưới máu kém – Mạch nhanh nhẹ |
Sốc (có thể gây li bì, hôn mê, nhưng không gây co giật) |
– Tăng huyết áp – Phù mặt, tay chân – Tiểu đạm/tiểu máu – Thiểu niệu hoặc vô niệu |
Viêm cầu thận cấp tính ảnh hưởng não |
– Đường huyết cao – Tiền căn khát nhiều, tiểu nhiều – Thở kiểu nhiễm toan (nhanh, sâu) |
Nhiễm ceton do đái tháo đường |
2. Chẩn đoán phân biệt li bì, hôn mê, co giật ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, các chẩn đoán phân biệt cần chú ý một số trường hợp đặc biệt hoàn toàn có thể xảy ra trẻ hôn mê li bì, co giật. Theo đó:
Yếu tố | Nguyên nhân |
– Khởi phát trong 3 ngày đầu sau sinh – Tiền căn sinh khó – Khởi phát trong 3 ngày đầu sau sinh ở trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân |
Sinh ngạt Bệnh não thiếu oxy Sang chấn sản khoa Xuất huyết não |
– Khởi phát trong 3 ngày đầu sau sinh – Vàng da – Xanh xao – Nhiễm trùng nặng – Không chích vitamin K |
Bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh, vàng da nhân |
– Khởi phát từ ngày 3-14 sau sinh – Kích thích – Khó bú – Co thắt cơ hàm – Ưỡn người – Co giật |
Uốn ván rốn |
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.