Các cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Các cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà đơn giản sẽ nhanh chóng giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện tình trạng chấn thương khuỷu tay hiệu quả. Khớp khuỷu tay, hay khớp cùi chỏ, vốn dĩ sở hữu độ cứng cáp hơn các phần xương khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đặc điểm này lại khiến cho việc trật khớp khuỷu tay trở nên vô cùng đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK I Đỗ Thiên Ân - Bác sĩ Nội cơ xương khớp thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Các dấu hiệu nhận biết bị trật khớp khủy tay

Một trong những bệnh lý về xương khớp thường mắc phải là trật khớp khuỷu tay - chỉ đứng sau trật khớp vai. Tình trạng này xảy ra khi khớp bị kéo lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến những triệu chứng sau:

1.1 Đau nhức dai dẳng

Cơn đau nhức xuất hiện quanh vùng tay, tăng dần theo thời gian và gây khó chịu cho người bệnh.

1.2. Cứng đờ cẳng tay

Bệnh nhân không thể gấp hoặc duỗi cẳng tay. Nhiều trường hợp cẳng tay chỉ gấp được 45 độ, trông ngắn hơn bình thường, đồng thời cánh tay lại dài hơn mức bình thường.

1.3. Khuỷu tay tự động bật lại vị trí cũ

Khi sờ vào nếp khuỷu tay, bệnh nhân cảm nhận rõ ràng bờ xương tròn của xương cánh tay. Gấp nhẹ khuỷu tay rồi thả ra, cẳng tay sẽ tự động bật về vị trí ban đầu trong 2 giây.

1.4. Sưng đỏ và phù nề

Vùng khớp sưng đỏ, phù nề, báo hiệu tình trạng bệnh đang diễn biến nặng.

Nguyên nhân của trật khớp thường liên quan đến hệ thống dây chằng bao quanh khớp. Với người lớn, các dây chằng thường bền và chắc chắn, nhưng ở trẻ em dây chằng thường lỏng lẻo hơn, dẫn đến nguy cơ cao về trật khớp khuỷu tay.

Khi đến bệnh viện, bác sĩ thường sẽ kiểm tra hoặc thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá mức độ đau và phân loại tình trạng từ nhẹ đến nặng. Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân có một kế hoạch điều trị phù hợp để điều chỉnh xương khớp trở lại vị trí đúng.

2. Cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà

Để điều trị trật khớp khuỷu tay tại nhà, trước hết là lựa chọn phương pháp không phẫu thuật đối với những trường hợp nhẹ. Khi mới phát hiện trật khớp khuỷu tay, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu như một cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà như sau:

  • Đeo nẹp treo từ 1-2 tuần để giữ cho phần khuỷu tay cố định.
  • Thực hiện các bài tập co duỗi cổ tay nhẹ nhàng, điều chỉnh khớp về đúng vị trí ban đầu.
  • Khi cử động nhẹ không gây đau đớn nữa, bệnh nhân có thể bắt đầu chương trình tập luyện tăng cường theo chỉ định của bác sĩ. 
Các cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ.
Các cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ.

Lưu ý rằng, bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà nếu không có kinh nghiệm. Hành động này có thể gây nguy hiểm cho các phần xương khớp khác và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

3. Các phương pháp chữa trật khớp khuỷa tay khác

3.1 Điều trị y tế không phẫu thuật

Ngoài các cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà, điều trị y tế không phẫu thuật là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân từ trật khớp nhẹ đến trung bình. Trong phương pháp này, việc thăm khám tại cơ sở y tế là cần thiết.

Trong quá trình này, bác sĩ sẽ đảm nhận vai trò điều chỉnh các khớp, nắn chỉnh lại phần khuỷu tay để điều trị dứt điểm cơn đau và khôi phục chức năng.

Phương pháp điều trị y tế không phẫu thuật không chỉ đơn giản và nhanh chóng, mà còn giảm thiểu được rủi ro so với việc tự điều trị tại nhà.

3.2 Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là một biện pháp cần thiết đối với các vấn đề liên quan đến xương khớp, đặc biệt là trong những trường hợp phức tạp, không thể áp dụng các cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà. Thường được áp dụng khi bệnh đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và dây chằng, đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp.

Trong những tình huống mà bệnh đã kéo dài, việc điều chỉnh lại vị trí của khớp khuỷu tay trở nên khó khăn đối với các bác sĩ. Phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện ở phần khuỷu tay, sau đó sử dụng băng nẹp bên ngoài để ổn định khớp và ngăn ngừa trật khớp tái phát. Trong một số trường hợp, có thể cần phải điều chỉnh lại mạch máu, dây thần kinh và dây chằng. 

Phẫu thuật là một biện pháp cần thiết khi bệnh đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và dây chằng.
Phẫu thuật là một biện pháp cần thiết khi bệnh đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và dây chằng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải thực hiện các bài tập vận động cẩn thận vì khả năng tái phát bệnh có thể rất cao.

3. Trật khớp khuỷu tay có nguy hiểm không?

Trật khớp khuỷu tay dù ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp, nhưng không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể kéo dài và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

3.1 Biến chứng thần kinh

3.2 Biến chứng mạch máu

  • Chiếm tỷ lệ 5% trong các trường hợp trật khớp.
  • Do chèn ép động mạch cánh tay, gây rách và co thắt mạch máu.

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể tự chữa trị tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.

4. Phòng ngừa trật khớp khuỷu tay

Trật khớp khuỷu tay là tình trạng nên phòng tránh để không gặp phải cảm thấy khó chịu cũng như ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa đơn giản này, bệnh nhân có thể giảm thiểu nguy cơ bị trật khớp khuỷu tay và bảo vệ sức khỏe của bản thân:

4.1. Hạn chế vận động mạnh

  • Tránh các hoạt động có cường độ cao tác động đến khớp khuỷu tay.
  • Nên khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao hoặc thực hiện các hoạt động mạnh.

4.2. Vận động đúng cách

  • Tránh vận động sai khớp, bẻ vặn tay ngược chiều.
  • Tập luyện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho cơ bắp, khớp.

4.3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.
  • Tránh mang vác vật nặng, hạn chế các tư thế gây áp lực lên khớp khuỷu tay. 
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp phòng ngừa trật khớp khuỷu tay
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp phòng ngừa trật khớp khuỷu tay

4.4. Khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Nếu bạn nghi ngờ mình bị trật khớp khuỷu tay, hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Hiểu rõ cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau trước khi đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể và có cách điều trị phù hợp.  

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe